Thủ tướng yêu cầu lên phương án cách ly đủ từ 50.000 - 70.000 người

Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý nghiêm những người đưa thông tin sai sự thật về dịch bệnh, những người không khai báo trung thực về lịch sử dịch tễ.

Chiều 16/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp phòng, chống Covid-19. Nhấn mạnh đây là thời điểm “vàng” để ngăn chặn Covid-19 lây lan rộng ở nước ta, Thủ tướng cho biết, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, 70% lây lan là trong các gia đình, do đó cần khuyến cáo mạnh mẽ hơn cho các gia đình để phòng, chống dịch lây lan khi có người có yếu tố nguy cơ.

Thủ tướng yêu cầu lên phương án cách ly đủ từ 50.000 - 70.000 người

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, từ khi xuất hiện dịch cho đến nay, Chính phủ đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế dịch từ nước ngoài lây lan vào Việt Nam, trong giai đoạn 1 đã chữa khỏi toàn bộ số người nhiễm.

Đối với giai đoạn 2 của dịch hiện nay, Thủ tướng nêu rõ, giai đoạn này khắc nghiệt hơn, nhưng đây vẫn là thời điểm “vàng” để chống dịch.

“Trong y khoa có từ thời điểm “vàng” khi cứu chữa đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, thì đây là thời điểm “vàng” để chúng ta ngăn Covid-19 ở Việt Nam. Chúng ta cố gắng ngăn chặn cho được dịch bùng phát lên đỉnh để hạn chế tối đa số người nhiễm, đặc biệt người tử vong. Tất cả các cấp, các ngành phải xắn tay áo, thực hiện việc này, các cấp các ngành không thực hiện tốt sẽ xử lý nghiêm.

Như bài học từ Trung Quốc đã cách chức, xử lý, khởi tố hàng loạt quan chức và nhiều cán bộ liên quan khác vì. Tinh thần như vậy để thời điểm “vàng” này chúng ta giữ cho được sức khỏe của nhân dân, đó là yêu cầu rất lớn”- Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng nhắc lại, cần hạn chế tối đa tụ tập đông người để tránh lây nhiễm. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện cách ly tập trung cùng với cách ly tại gia đình theo quy chế, cách ly theo nhóm được giám sát. Trong nhiệm vụ này, vai trò của các địa phương là rất quan trọng, áp dụng đối với mọi du khách Việt Nam và nước ngoài ghi lây nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam.

"Dịch tễ học của Trung Quốc cho thấy, 70% lây nhiễm trong gia đình, do đó cần khuyến cáo mạnh hơn cho các gia đình để phòng, chống lây lan khi có người có yếu tố nguy cơ. Đặc biệt phát huy vai trò của phường, xã, tổ dân phố trong việc hỗ trợ các gia đình có nguy cơ; Quản lý địa bàn là hết sức quan trọng trong trường hợp này.

Chúng ta phải nắm chắc vì tất cả đều ở khu dân cư, khu phố. Cũng như tôi nói, tất cả các chung cư cao tầng, khu tập trung đều có phương án phòng chống dịch. Dịch tễ học cũng cho thấy, những người bệnh nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường có nguy cơ tử vong cao, trong khi nhiều người Việt Nam không biết bệnh của mình. Đây là lúc khuyến cáo người dân đi khám chữa bệnh, khám sức khỏe, đặc biệt là kê khai y tế điện tử tự nguyện”- Thủ tướng nhấn mạnh.

Đánh giá cao các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan đã ủng hộ, đồng hành cùng Chính phủ trong phòng, chống Covid-19, Thủ tướng đề nghị MTTQ Việt Nam chủ trì, phát động và tiếp nhận nguồn lực ủng hộ và bàn giao Bộ Y tế mua sắm trang thiết bị y tế theo phương thức chỉ định thầu với giá thị trường.

Thủ tướng cũng yêu cầu thành lập Tổ công tác do Bộ Tài chính làm tổ trưởng cùng các cơ quan liên quan xác định giá này công khai, minh bạch trong từng thời điểm, kịp thời mua sắm trang thiết bị cần thiết. Ban chỉ đạo xem xét cụ thể các tăng mức hỗ trợ ăn uống và các hỗ trợ khác đối với người được cách ly và người được phục vụ. Ban Chỉ đạo cũng cần đề xuất biện pháp quan tâm hơn đến y bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ cho các cá nhân bị cách ly.

Thủ tướng cũng giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp mua sắm trang thiết bị y tế cho các bệnh viện thuộc Bộ để đủ cơ số cần thiết theo sự phân công. Bộ Công thương lo đủ khẩu trang để phục vụ các nơi công cộng.

Thủ tướng đồng ý tiếp tục chuẩn bị phương án cách ly trong các cơ sở quân đội, đồng thời giao Chủ tịch UBND các địa phương và ngành du lịch chuẩn bị thêm các địa điểm khác để phòng khi số người cách ly đông thì chủ động về địa điểm, theo hướng sẵn sàng đảm bảo có đủ chỗ cách ly cho từ 5-7 vạn người. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp để nhận các gói tài trợ của quốc tế, sẵn sàng phục vụ cho việc chống dịch.

Nhấn mạnh không được kỳ thị người bị lây nhiễm, Thủ tướng nêu rõ, lên án và xử lý nghiêm những người đưa thông tin sai sự thật về dịch bệnh, những người không khai báo trung thực về lịch sử dịch tễ.

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp trên thế giới, cùng với các biện pháp đang triển khai hiện nay, Thủ tướng đề nghị các lực lượng công an, quân đội, các địa phương, nhát là công an huyện, xã có phương án “nóng” để chuẩn bị sẵn sàng; tiếp tục huy động các y, bác sĩ đã về hưu, trung cấp y khoa để sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu. Về vấn đề thông báo dịch tình hình dịch bệnh ở Hà Nội và Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu thống nhất thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cho rằng xét nghiệm là biện pháp ban đầu quan trọng để kiểm soát virus, Thủ tướng yêu cầu triển khai xét nghiệm rộng rãi, trong đó cần chú ý hơn đến đối tượng yếu thế trong xã hội, e ngại đi khám, như lao động ngoại tỉnh, sinh viên.

Nhấn mạnh việc sàng lọc ngay trên máy bay sẽ giải tỏa tốt cho các sân bay, Thủ tướng yêu cầu, phải kiểm tra tình trạng y tế của hành khách ngay trên máy bay và các biện pháp y tế khác. Thủ tướng cũng yêu cầu hạn chế các chuyến bay từ vùng dịch đến hạ cánh ở các sân bay ở Việt Nam. Nếu phải hạ cánh thì Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải bàn vị trí đỗ, hạ cánh, tinh thần là đảm bảo cách ly dù bất kỳ đối tượng nào.

Nhấn mạnh nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương rất nặng nề, Thủ tướng yêu cầu huy động cả lực lượng chính trị vào cuộc, phát huy tinh thần 4 tại chỗ. Đặc biệt ngành y tế phải huy động toàn hệ thống, phát động một đợt thi đua đặc biệt trong ngành và các lực lượng liên quan để giữ được thời điểm “vàng” để ngăn chặn dịch bùng phát.

Theo VOV

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.