Thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực trong năm 2025

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai chuyển đổi số toàn diện trên các ngành, lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8-10% trong năm 2025.

img7079-1738829305273485215374a.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 6/2, Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số (CĐS) và Đề án 06 tổ chức phiên họp tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CĐS và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về CĐS dự, chủ trì tại điểm cầu Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải - Trưởng ban Chỉ đạo CĐS tỉnh, Tổ trưởng Tổ Đề án 06 tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Hồng Lĩnh, Lê Ngọc Châu chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh.

bqbht_br_4ab.jpg
Lãnh đạo tỉnh chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh.

Năm 2024, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, đạt được nhiều thành quả trong thực hiện các chương trình, kế hoạch, chiến lược của quốc gia về CĐS, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và chất lượng phục vụ Nhân dân. Về xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử của quốc gia tăng vượt bậc - Việt Nam xếp thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia được đánh giá, tăng 15 bậc so với kỳ đánh giá trước đây.

Thể chế số tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, phối hợp hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành. Các chính sách mới ban hành năm 2024 đã giải quyết được những điểm nghẽn chính về thể chế tồn tại từ lâu và tạo không gian, động lực phát triển mới cho nền kinh tế.

Hạ tầng số được mở rộng, phát triển. Lần đầu tiên sau 15 năm kể từ khi Luật Tần số vô tuyến điện được Quốc hội thông qua, Việt Nam đã tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số, thu về ngân sách Nhà nước 12.697 tỷ đồng. Dịch vụ 5G đã được các doanh nghiệp viễn thông cung cấp đến 63 địa phương. Tỷ lệ dân số được phủ sóng 5G toàn quốc đạt 25,5%.

bqbht_br_3a.jpg
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng, phát triển, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực và đẩy mạnh kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước để đảm bảo nguyên tắc dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”. Năm 2024, 100% người dân sử dụng VNeID để đăng nhập dịch vụ công trực tuyến, với hơn 93,7 triệu lượt truy cập. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 45%, tăng 28% so với 2023. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP (ước tính) đạt 18,3%, tăng trưởng 20% so với năm 2023.

Năm 2025, Chính phủ tiếp tục quyết liệt triển khai CĐS để tạo bước đột phá, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về CĐS đã đề ra.

Theo đó, Chính phủ sẽ tăng cường chi tiêu công cho công nghệ thông tin, phát triển một số doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến gắn với làm chủ công nghệ. Tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung về dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng số và nhân lực số để xây dựng Chính phủ số. Quyết liệt triển khai các giải pháp để phát triển dữ liệu đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương…

Tại Hà Tĩnh, thời gian qua, công tác CĐS và thực hiện Đề án 06 được triển khai chủ động, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh được Chính phủ đánh giá là 1 trong 15 địa phương có cách làm hay về triển khai, thực hiện Đề án 06.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt trên 90%; tỷ lệ liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi đạt gần 95%; tỷ lệ liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, chi trả mai táng phí, trợ cấp mai táng đạt gần 83%.

Hà Tĩnh tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ rà soát, làm sạch dữ liệu BHXH với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tiếp tục thực hiện có hiệu quả 27 mô hình về CĐS, tạo được nhiều giá trị lợi ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy công tác CĐS trên địa bàn tỉnh.

img7069-17388291270981298825682a.jpg
Thủ tướng Chính phủ kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương những kết quả trong thực hiện CĐS và Đề án 06 tại các bộ, ngành, địa phương. Để CĐS tiếp tục đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên nguồn lực để triển khai nhiệm vụ CĐS và phải có sản phẩm, hiệu quả cụ thể; đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, mạnh dạn thí điểm các mô hình mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển.

Quyết liệt số hóa, làm giàu cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, đưa vào vận hành hiệu quả cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử. Đẩy mạnh CĐS trong công tác quản lý thuế; phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng thông tin tín dụng bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn; chú trọng công tác đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt triển khai CĐS để tạo bước đột phá, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về CĐS đã đề ra trong năm 2025; triển khai CĐS toàn diện trên các ngành, lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8-10% trong năm 2025.

Chủ đề Chuyển đổi số

Đọc thêm

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thành công tốt đẹp trên mọi phương diện

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thành công tốt đẹp trên mọi phương diện

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện. Những kết quả đạt được trong chuyến thăm là hết sức phong phú và nổi bật, có ý nghĩa tích cực, lâu dài đối với quan hệ song phương và sự phát triển của mỗi nước.
Chủ động nắm bắt tình hình, giải quyết thấu đáo các vụ việc

Chủ động nắm bắt tình hình, giải quyết thấu đáo các vụ việc

Phát biểu tại phiên tiếp công dân định kỳ tháng 4, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh: Chính quyền các địa phương phải gần dân, sát dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người dân; quá trình xử lý phải giải quyết thấu đáo các vụ việc, đi đến tận cùng vấn đề.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố

Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.