Thực hư ăn Tết 2 lần vì tương lai sẽ có nhuận 2 tháng Giêng?

Chuyên gia nghiên cứu về lịch cho rằng, mốc thời gian năm Mậu Thân 2148 được cho có nhuận 2 tháng Giêng là quá xa. Việc tính toán trải dài trăm năm khó chính xác do vòng quay Trái Đất không ổn định.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin: "Năm 2148 sẽ có nhuận 2 tháng Giêng. Lúc đó, mọi người sẽ được ăn Tết 2 lần".

Điều này khiến cho nhiều người bất ngờ, vì chưa bao giờ chứng kiến tháng Giêng là tháng nhuận. Năm 2148 còn cách hiện tại 123 năm được đánh giá là khoảng thời gian quá dài. Không ai ở thế hệ hiện tại có thể trường thọ để biết cách đón Tết vào thời điểm đó như thế nào?.

Ngoài ra, một số ý kiến bình luận còn khẳng định, tháng Giêng không bao giờ là tháng nhuận. Các quan điểm này đã dấy lên nhiều tranh cãi.

Tài khoản Ngoc Anh viết: "Hơn 100 năm nữa, thế hệ này không ai còn sống. Không biết lúc đó sẽ đón Tết thế nào nếu có 2 tháng Giêng".

"Từ khi tôi sinh ra đã hơn 40 năm chưa bao giờ chứng kiến nhuận 2 tháng Giêng. Chuyện của tương lai cứ để thế hệ sau này trải nghiệm, chúng ta có chờ được đến lúc đó đâu", một người khác bình luận.

Khung cảnh chợ hoa Hàng Lược dịp Tết (Ảnh: Hữu Nghị).
Khung cảnh chợ hoa Hàng Lược dịp Tết (Ảnh: Hữu Nghị).

Ông Trần Tiến Bình, nguyên cán bộ Phòng Nghiên cứu lịch (Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, đã đọc thông tin trên mạng xã hội nói năm 2148 có nhuận 2 tháng Giêng. Tuy nhiên, mốc thời gian này quá xa, chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này.

Khi còn công tác ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông chỉ tính lịch cho thế kỷ 21 theo đề tài của Viện, không tính lịch cho thế kỷ 22.

"Tôi đã kiểm tra từ một số nguồn, có nhuận 2 tháng Giêng vào năm 2148. Tuy nhiên, việc tính toán trải dài nhiều trăm năm sẽ kém chính xác hơn.

Thực tế, vòng quay Trái Đất không ổn định, vì giữa 2 thang thời gian UT - Universal Time (thang thời gian quốc tế đang sử dụng trên thế giới) và DT - Dynamical Time (thời gian sử dụng trong tính toán chuyển động giữa các thiên thể) dùng trong tính toán luôn cần sự hiệu chỉnh nhất định", ông Trần Tiến Bình nhấn mạnh.

Bày tỏ quan điểm về việc đón Tết 2 lần khi có nhuận 2 tháng Giêng, vị chuyên gia cho rằng: "123 năm nữa mới đến ngày đó, không ai có thể rõ được, nhưng có lẽ không ai đón Tết 2 lần cách nhau 1 tháng".

Về thông tin không bao giờ có nhuận 2 tháng Giêng, ông khẳng định, quan điểm này không có cơ sở khoa học.

"Tính toán chuyển động của các thiên thể rất phức tạp nhất là với Mặt Trăng. Lịch Việt Nam thế kỷ 20-21 không có tháng 12 hay tháng Giêng nhuận, nhưng không loại trừ trước đó hoặc thế kỷ 22... sẽ xảy ra", ông nói.

Vì sao cần tháng nhuận trong Âm lịch?

Tháng nhuận đã tồn tại từ lâu đời cùng với cách sử dụng lịch Âm của người Á Đông.

Theo ông Bình, Âm lịch thực ra có tên chính xác là lịch Âm Dương Á Đông. Sở dĩ có tên như vậy, vì lịch vừa tuân theo tuần Trăng lại vừa gắn với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Chuyên gia Trần Tiến Bình cho rằng, chưa có căn cứ khoa học khi nói không có nhuận 2 tháng Giêng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chuyên gia Trần Tiến Bình cho rằng, chưa có căn cứ khoa học khi nói không có nhuận 2 tháng Giêng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

"Độ dài 12 tháng Âm lịch khoảng hơn 354 ngày (trung bình tháng Âm lịch 29,53 ngày), trong khi đó độ dài năm Dương lịch là hơn 365 ngày. Việc chênh 11 ngày dẫn tới chuyện cứ vài ba năm cần thêm tháng nhuận để cho Âm lịch không quá chênh với năm Dương lịch", ông Bình chia sẻ.

Quy tắc chèn tháng nhuận trong năm Âm lịch?

Quy tắc chèn tháng nhuận trong Âm lịch dựa trên tính chính xác 2 thời điểm Đông Chí của 2 năm kế tiếp nhau. Độ dài giữa 2 điểm Đông Chí tương đương với độ dài năm Dương lịch và chứa 12 Trung khí.

Có 24 vị trí đặc biệt của Trái Đất nằm cách đều nhau 15 độ quanh Mặt Trời được gọi là Tiết khí. Trong 24 tiết khí, người ta dùng 12 điểm gọi là Trung khí để tính toán tháng nhuận.

12 Trung khí gồm Đông Chí (22/12), Đại Hàn (21/1), Vũ Thủy (19/2), Xuân Phân (20/3), Cốc Vũ (20/4), Tiểu Mãn (21/5), Hạ Chí (21/6), Đại Thử (22/7), Xử Thử (24/8), Thu phân (23/9), Sương Giáng (23/10), Tiểu Tuyết (22/11). Các mốc thời gian có thể lệch 1-2 ngày.

"Bình thường giữa 2 Đông Chí có 12 tháng Âm, khi có 13 tháng Âm thì năm đó là năm nhuận. Trong năm nhuận, tháng Âm nào không chứa điểm Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận, nếu có 2 tháng Âm cùng không chứa điểm Trung khí thì tháng đầu tiên không chứa Trung khí là tháng nhuận", vị chuyên gia thông tin.

Việc năm nào có tháng nhuận và tháng nhuận (trùng tên với tháng trước đó) rơi vào lúc nào sẽ phụ thuộc vào sự tính toán chính xác các điểm Sóc (Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng) và Tiết khí (24 Tiết khí cách nhau khoảng 15 ngày và 12 Trung khí cách nhau chừng 1 tháng).

dantri.com.vn

Đọc thêm

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.