Được phát triển dựa trên nguyên mẫu máy bay ném bom Tu-98 cho nên dễ hiểu vì sao tiêm kích Tu-28 (Tu-128) Fiddler lại có kích thước quá khổ đến vậy.
Tiêm kích Tu-28 được bắt đầu thiết kế từ năm 1958, trước yêu cầu tìm kiếm một phương tiện có thể bảo vệ không phận Liên Xô trước các máy bay ném bom chiến lược trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ. Yêu cầu đặt ra là máy bay phải có tầm hoạt động rộng, trang bị radar mạnh cùng tên lửa không đối không uy lực.
Chiếc Tu-28 dựa trên nguyên mẫu máy bay ném bom siêu âm Tu-98 đã thất bại trước đó.
Ban đầu nó nhận tên định danh Tu-28 nhưng đến năm 1963 được đổi lại thành Tu-128, theo mã của Phòng thiết kế thử nghiệm.
Thông số kỹ thuật của Tu-28 rất ấn tượng bao gồm chiều dài 30,06 m; sải cánh 17,53 m; chiều cao 7,15 m; diện tích cánh 96,94 m2; trọng lượng rỗng 24.500 kg; trọng lượng có tải 40.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 43.700 kg.
Kích cỡ của Tu-28 lớn hơn rất nhiều các máy bay tiêm kích cùng thời cũng như hiện tại.
Tiêm kích đánh chặn Tu-28 (Tu-128) Fiddler của Liên Xô
Trái tim của Tu-28 là 2 động cơ phản lực Lyulka AL-7F-2 có lực đẩy khô 72,8 kN và lên tới 99,1 kN khi bật tăng lực, cho tốc độ tối đa 1.920 km/h khi không mang vũ khí hoặc 1.665 km/h khi trang bị đầy đủ, tầm hoạt động 2.565 km, trần bay 20.000 m.
Tu-28 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1961 và ra mắt năm 1964, phiên bản đại trà Tu-28P lắp radar Smerch (NATO gọi là Big Nose) băng tần I có tầm trinh sát 50 km và khóa được mục tiêu cách xa 40 km.
Tuy năng lực của radar tương đối ưu việt so với sản phẩm cùng thời điểm nhưng phương thức tác chiến của Tu-28P vẫn phụ thuộc nhiều vào việc dẫn hướng từ mặt đất.
Máy bay huấn luyện Tu-28UT (Tu-128UT)
Tu-28 có một số nhược điểm như hệ thống điện tử khá đơn sơ, tầm quan sát kém, trọng tải thấp, độ cơ động không cao. Nhưng vì nhiệm vụ là đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của đối phương nên điểm yếu trên không thực sự quá quan trọng.
Vũ khí trang bị của Tu-28 gồm 4 tên lửa không đối không Bisnovat R-4 (AA-5 Ash), nó thường mang 2 đạn R-4R (đầu dò radar bán chủ động) và 2 đạn R-4T (đầu dò hồng ngoại).
Tên lửa R-4 cũng không được đánh giá cao về tính năng kỹ chiến thuật.
Tổng cộng đã có 198 chiếc Tu-28/Tu-128 xuất xưởng (bao gồm cả 10 chiếc phiên bản huấn luyện Tu-128UT).
Phần lớn chúng hoạt động trong thập niên 1980, một vài chiếc phục vụ trong Không quân Nga tới tận năm 1992 trước khi bị thay thế hoàn toàn bởi MiG-31.
Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) huấn luyện bộ đội thành thạo kỹ năng, làm chủ tình huống để tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả.
Công an Hà Tĩnh đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Sau 4 tháng chuẩn bị, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) vừa lên đường làm nhiệm vụ với quyết tâm tìm kiếm, quy tập được nhiều hài cốt liệt sĩ hy sinh tại nước CHDCND Lào.
Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tại Hà Tĩnh.
Trong lễ xuất quân lên đường làm nhiệm vụ, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) nỗ lực tìm kiếm trên 12 hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào trong mùa khô 2024 – 2025.
Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hội đàm với Đại tướng Chansamone Chanyalath - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
“Giúp bạn chính là giúp mình” - BĐBP Hà Tĩnh đã thường xuyên phối hợp, giúp đỡ các lực lượng chức năng nước bạn Lào cùng nhau bảo vệ tốt tuyến biên giới chung 2 nước.
Sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân sẽ “3 cùng” với Nhân dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) để nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Lương Tam Quang và đồng chí Nguyễn Tân Cương.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu thời gian tới, các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, Nhà nước và quân đội về thực hiện quy chế dân chủ.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh xác định, trong quý IV năm 2024, tập trung chỉ đạo các địa phương tổ chức đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự và làm tốt công tác tuyển quân năm 2025.
Các cấp, ngành, địa phương khu vực biên giới (trong đó có Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong triển khai nhiệm vụ, đảm bảo công tác phối hợp tuyên truyền về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào.
Trung tướng Trần Võ Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 4 ghi nhận, đánh giá cao kết quả toàn diện trong thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, công tác Đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh.
Những người lính đeo quân hàm xanh đóng quân ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) luôn kiên trì, trách nhiệm, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để xây dựng tuyến biên giới biển bình yên.
Các cấp, ngành, đơn vị ở Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp giúp lực lượng dân quân cải thiện điều kiện làm việc, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Nhân chuyến làm việc tại Hà Tĩnh, Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tặng quà các gia đình chính sách và quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
BĐBP Hà Tĩnh thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, góp phần xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy các cấp.
Xây dựng các điển hình tiên tiến gắn với thực hiện tốt công tác khen thưởng đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới của BĐBP Hà Tĩnh
Đại hội là ngày hội thể thao lớn của Công an Hà Tĩnh, có ý nghĩa quan trọng để công an các đơn vị, địa phương phát triển phong trào rèn luyện thể dục, thể thao.
Lớp tập huấn do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tổ chức nhằm giúp lực lượng bảo vệ biên giới của Lào nâng cao năng lực, tổ chức chỉ huy, quản lý, bảo vệ biên giới.
Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực, lập nhiều chiến công xuất sắc, trở thành chỗ dựa vững chắc cho Nhân dân trong cuộc chiến chống “giặc lửa” và tạo điều kiện phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, những năm qua, LLVT Hà Tĩnh đã tích cực "chung sức" hỗ trợ các địa phương xây dựng các hạng mục công trình gắn với bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ sinh kế, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
38 phạm nhân đang thụ án ở Hà Tĩnh được đặc xá năm 2024 là những người có kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định, thực sự ăn năn hối cải, phấn đấu trở thành công dân có ích.
Trung tá Nguyễn Lê Thắng - Chính trị viên Ban CHQS huyện Vũ Quang được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chính trị viên Ban CHQS thị xã Kỳ Anh, thay Trung tá Nguyễn Thái Sơn được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh.