Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2018 thay đổi

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ có những thay đổi về về số tiền đóng bảo hiểm từ ngày 1/7/2018.

Theo qui định hiện hành, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Riêng với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là 1.300.000 đồng/tháng (bằng lương cơ sở).

Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2018 thay đổi

Thay đổi cách tính đóng BHXH từ 1/7/2018

Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp tiền lương tháng của các đối tượng nêu trên cao hơn 26.000.000 đồng (20 lần mức lương cơ sở) thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 26.000.000 đồng.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng lên thành 1.390.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 49 của Quốc hội) nên dẫn đến thay đổi quy định về tiền lương tháng tối đa tính đóng BHXH bắt buộc. Cụ thể: Từ ngày 01/7/2018, nếu tiền lương tháng của các đối tượng nêu trên cao hơn 27.800.000 đồng (20 lần mức lương cơ sở mới) thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 27.800.000 đồng.

Đồng thời, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là 1.390.000 đồng/tháng (bằng lương cơ sở mới).

Cụ thể:

1. Số tiền đóng BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã = 1.390.000 x 4.5% = 62.550 đồng/tháng.

2. Số tiền đóng BHYT đối với các đối tượng khác hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = (Lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x 4.5%.

3. Số tiền đóng BHXH đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã = 1.390.000 x 8% = 111.200 đồng/tháng.

4. Số tiền đóng BHXH đối với các đối tượng khác hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = (Lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x 8%.

5. Số tiền tối đa đóng BHXH đối với người lao động, người hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = 1.390.000 x 20 x 8% = 2.224.000 đồng/tháng.

Người lao động chỉ đóng BHXH trên mức lương, một số khoản phụ cấp lương và một số khoản bổ sung khác./.

Theo VOV

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.