"Tiền sự" được quy định trong pháp luật về hình sự là gì?

(Baohatinh.vn) - Anh Bùi Đức Trung (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Theo quy định của pháp luật về hình sự, tiền sự là gì? Thời hạn xóa tiền sự là bao lâu?

11.jpg
Sáng 10/4, TAND huyện Can Lộc tổ chức phiên toà xét xử, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thế Cường 30 tháng tù giam về tội "Gây rối trật tự công cộng".

Trả lời:

1. Tiền sự là gì?

Từ trước tới nay, tiền sự chỉ được nhắc đến trong các quy định của pháp luật chứ chưa có quy định cụ thể giải thích tiền sự là gì. Theo điểm b, khoản 2, Mục II Nghị quyết số 01-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là tiền sự nữa.

Dựa vào quy định trên thì có thể hiểu như sau: Tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

2. Thời hạn xóa tiền sự

Theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính: Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính:

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 1 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.
Nơi tuyến đầu phòng lửa giữ rừng

Nơi tuyến đầu phòng lửa giữ rừng

Trước nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng, các lực lượng chức năng cùng với nhân dân các địa phương khu vực biên giới Hà Tĩnh đang tích cực phối hợp, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa từ sớm, từ xa để phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng.
Trẻ hóa tội phạm - nỗi lo lớn

Trẻ hóa tội phạm - nỗi lo lớn

Thực trạng trẻ hóa tội phạm không còn là chuyện riêng của những gia đình có con em phạm tội, của lực lượng thực thi pháp luật mà trở thành nỗi lo lớn của toàn xã hội.