Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn

(Baohatinh.vn) - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/8/2009 của BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh khóa XVI, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn đã có những chuyển biến khá tích cực.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng vừa ký ban hành Kết luận của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/8/2009 của BTV Tỉnh ủy khóa XVI về “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”.

Kết quả đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU

Hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn là cấp hành chính cuối cùng, có vị trí vai trò quan trọng quyết định đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống. Từ yêu cầu thực tiễn đặt ra, ngày 19/8/2009 Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khoá XVI) ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 09-NQ/TU).

dt-dsc0326-1036.jpg
Hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn là cấp hành chính cuối cùng, có vị trí vai trò quan trọng quyết định đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn đã có những chuyển biến khá tích cực. Năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở được nâng cao và phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, từng bước vận hành theo cơ chế: cấp ủy Đảng lãnh đạo toàn diện, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chính quyền quản lý, điều hành phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân.

Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn được sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cấp uỷ viên, cán bộ, đảng viên được rèn luyện, thử thách, trưởng thành qua thực tiễn, trình độ mọi mặt được nâng lên, tỷ lệ cán bộ qua đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức từng bước đạt chuẩn theo quy định, nhiều cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, thể hiện rõ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đội ngũ đảng viên, đoàn viên, hội viên tăng cả về số lượng và chất lượng; công tác kiểm tra, giám sát cơ bản được triển khai theo chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Tuy vậy, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn nhìn chung chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng có mặt còn hạn chế; chế độ sinh hoạt đảng một số nơi chưa nghiêm túc, nội dung, chất lượng chậm đổi mới; việc kết nạp đảng viên, tập hợp hội viên, đoàn viên nhiều nơi gặp khó khăn; vẫn còn tình trạng thôn, tổ dân phố chưa có đảng viên và còn chi bộ sinh hoạt ghép; việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của một số cấp ủy chưa thống nhất, chậm bổ sung, sửa đổi; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở có nơi còn hình thức; quản lý, điều hành của chính quyền nhiều nơi còn buông lỏng, để xảy ra sai phạm, nhất là quản lý đất đai, khoáng sản, tài chính, thực hiện chế độ chính sách; chức năng giám sát, quyết định của hội đồng nhân dân, vai trò giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội chưa ngang tầm nhiệm vụ; nhiều nơi quản lý cán bộ lỏng lẻo, để xảy ra sai phạm kéo dài, chậm phát hiện để chấn chỉnh, xử lý.

Một số cấp ủy cơ sở tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình, phê bình của cán bộ, đảng viên một chưa cao; không ít nơi mất đoàn kết nội bộ; để xảy ra vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tập thể thường trực, lãnh đạo chủ chốt và nhiều cán bộ, đảng viên. Trình độ, bằng cấp của cán bộ, công chức cấp xã tuy có được nâng lên nhưng chưa tương xứng với năng lực công tác thực tế. Một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thiếu kỹ năng, chưa nắm vững quy định pháp luật, tư duy địa phương cục bộ; một số cấp ủy, tổ chức đảng nhận thức và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU, phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Các cấp ủy, nhất là người đứng đầu tiếp tục quán triệt sâu sắc, tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, Nhân dân về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nêu trong Nghị quyết, Kết luận này và các chủ trương, Nghị quyết liên quan. Trên cơ sở những kết quả đạt được, ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, nhất là vai trò, vị trí quan trọng, năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, việc thực hiện chủ trương, chiến lược của Đảng hướng về cơ sở để bổ sung các giải pháp trong chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện sát với tình hình của từng địa phương, đơn vị, tổ chức đảng.

2. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 Hội nghị Trung ương 6 khóa 13. Trong lãnh đạo, chỉ đạo tuân thủ các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phân công đúng vai, đúng người, đúng việc gắn với đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ bằng những sản phẩm cụ thể; quan tâm, hướng mạnh về cơ sở để nắm chắc tình hình, nhất là những địa bàn có những vấn đề tồn đọng kéo dài, tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, kịp thời xử lý dứt điểm, chuẩn bị trước một bước cho các nhiệm kỳ đại hội đảng và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

3. Chú trọng đổi mới phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và thực hiện nghiêm quy chế làm việc; xây dựng chương trình công tác toàn khóa, chương trình công tác trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất; tập trung củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và phát huy vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức đảng ở cơ sở, đặc biệt quan tâm đến nền nếp và chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ thôn, tổ dân phố.

4. Hội đồng nhân dân và đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã nâng cao hơn nữa chất lượng giám sát, đổi mới nội dung các kỳ họp, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Ủy ban nhân dân cấp xã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, cải cách hành chính, siết chặt kỷ luật kỷ cương, tăng cường đối thoại với Nhân dân; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, tránh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

5. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tổ chức và phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng “hành chính hóa”; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, giám sát cán bộ, đảng viên, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh; chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, đoàn viên, tăng cường đoàn kết, tập hợp quần chúng; tập trung xây dựng đội ngũ đoàn viên, hội viên tiên tiến, điển hình trong quần chúng nhân dân để tạo nguồn cán bộ, đảng viên cho hệ thống chính trị ở cơ sở.

6. Cấp ủy tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Quan tâm bố trí người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, uy tín, kỹ năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Thực hiện nền nếp, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ hàng năm, cuối nhiệm kỳ, trước khi đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử…; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh chủ chốt, các lĩnh vực nhạy cảm; quan tâm chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

7. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong việc củng cố, xây dựng tổ chức đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới theo Nghị quyết số 21-NQ/TW và Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 30/9/2022 về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương; tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Nghị quyết số 16-NQ/TU gắn với đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Quy định 17-QĐ/TU; đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong tình hình mới theo Chỉ thị số 43-CT/TU, Thông báo kết luận 103-KL/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp để từng bước giảm dần chi bộ sinh hoạt ghép và thôn tổ dân phố “trắng” đảng viên. Thường xuyên quan tâm làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí.

8. Tập trung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2030 gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo đại hội đảng các cấp đảm bảo chất lượng, chú trọng phát hiện, giới thiệu tham gia cấp ủy các cấp những nhân tố mới có đức, có tài, uy tín, có triển vọng thông qua hoạt động thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cơ sở.

9. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, phương tiện làm việc…, đảm bảo điều kiện hoạt động cho hệ thống chính trị cơ sở.

Tổ chức thực hiện

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các huyện, thành, thị uỷ tổ chức, quán triệt sâu rộng Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn.

Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành liên quan và uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện; đồng thời tham mưu để HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết và Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nghiên cứu tham mưu văn bản chỉ đạo tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn trong giai đoạn mới.

Các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phản ánh kịp thời việc tổ chức thực hiện; tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình, cách làm mới, hiệu quả, đồng thời phản ánh những hạn chế, khó khăn,vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết, Kết luận.

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm qua, vợ chồng đảng viên lão thành Nguyễn Hồng Tiến và Nguyễn Thị Nhung ở phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn một lòng sắt son với Đảng, gương mẫu trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.
Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...