Tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới

(Baohatinh.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng vừa ký ban hành chỉ thị về tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới.

Tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng trò chuyện với các đại biểu bên lề hội nghị cán bộ chủ chốt các xã, phường, thị trấn, bí thư, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố, ngày 22/3/2023.

Những năm qua, công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về công tác dân vận khá đồng bộ, cơ bản sát với yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân. Nhiều cơ chế chính sách được ban hành và triển khai kịp thời đã tác động tích cực đến đời sống của người dân.

Dân chủ được phát huy, lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền được củng cố. Công tác cải cách hành chính chuyển biến tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và ý thức, trách nhiệm, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng lên. Công tác tiếp dân, đối thoại với Nhân dân được chú trọng; cơ bản giải quyết kịp thời, đúng quy định các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác phối hợp giữa cơ quan chính quyền các cấp với hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được tăng cường, góp phần tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và sự phát triển của tỉnh.

Tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới

Công tác cải cách hành chính chuyển biến tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính.

Tuy vậy, công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp còn một số hạn chế: Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận trong quá trình thực thi công vụ; còn nặng về các biện pháp áp đặt, chưa chú trọng vận động, thuyết phục, giải thích để Nhân dân hiểu. Một số cơ chế chính sách ban hành chưa đảm bảo quy trình lấy ý kiến Nhân dân. Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chưa đồng đều trên các lĩnh vực, địa phương.

Tình trạng đùn đẩy né tránh trách nhiệm vẫn diễn ra ở một số ngành, địa phương; một số cán bộ ngại va chạm; tinh thần dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo chưa được phát huy. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị có lúc, có nơi còn hình thức. Vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu chưa thực sự rõ nét. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương, các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử với Nhân dân... làm ảnh hưởng đến lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên: Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về công tác dân vận cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan chính quyền; thiếu đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chính quyền cụ thể hóa, triển khai các văn bản về công tác dân vận, đặc biệt là các quy chế, quy trình, quy định cụ thể đối cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Một số cơ quan, đơn vị chưa ban hành chuẩn mực đạo đức và quản lý cán bộ, công chức, viên chức thiếu chặt chẽ, thiếu theo dõi kiểm tra, giám sát; còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chấp hành pháp luật, nội quy, quy định chưa nghiêm, cố tình vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, vi phạm pháp luật. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với nhân rộng các mô hình, điển hình trong các cơ quan nhà nước chưa được chú trọng. Vai trò, chức năng giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng chính quyền của của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới

Ông Nguyễn Đình Trường - Bí thư Chi bộ thôn Hưng Lộc, xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên - bên phải), cùng người dân xây dựng miền quê nghèo thành khu dân cư kiểu mẫu.

Để tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Tập trung quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận... của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận. Tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

2. Tiếp tục cụ thể hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận thành các chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách của tỉnh, của địa phương. Nâng cao hiệu quả việc thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Phân công đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân phụ trách công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại địa phương; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chính quyền các cấp phân công lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác dân vận theo quy định

3. Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 26/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc rà soát và sắp xếp tinh gọn bộ máy; đổi mới căn bản hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp theo hướng hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, thân thiện và gần gũi với Nhân dân; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính, chỉ đạo thực hiện nghiêm cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới

Những cánh đồng lớn trong vụ xuân 2023 tại Hà Tĩnh đều bội thu, chất lượng lúa đồng đều, có giá trị thương phẩm cao.

4. Chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với thực hiện hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Kết luận số 29-KL/TU, ngày 22/7/2021 và Công văn số 1567-CV/TU, ngày 16/02/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các quy định về trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong các cơ quan chính quyền các cấp, đặc biệt trong lĩnh vực nâng cao đạo đức công vụ, ý thức phục vụ Nhân dân, giải quyết hiệu quả các vấn đề tồn đọng trên cơ sở các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.

5. Chỉ đạo ban hành và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định trong đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức đối với Nhân dân trong từng ngành, lĩnh vực; quy định trách nhiệm, hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức gây khó khăn, phiền hà hoặc chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hành phong cách dân vận trong cán bộ, công chức, viên chức, người thừa hành công vụ theo phương châm “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Xây dựng ban hành bộ tiêu chí đánh giá công tác dận vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp; xem đây là một trong những tiêu chí để xếp loại, bình xét thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân hàng năm.

6. Tập trung chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các địa phương, cơ quan, đơn vị theo hướng thực chất, hiệu quả. Tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân theo Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 657-QĐ/TU, ngày 04/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tập trung giải quyết tốt các vấn đề, nội dung theo kết luận hội nghị đối thoại; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và các kiến nghị, phản ánh của Nhân dân ngay từ cơ sở, bảo đảm quyền lợi chính đáng của Nhân dân. Chủ động phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy tốt vai trò, chức năng giám sát, phản biện xã hội và tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến đời sống của Nhân dân; xây dựng chính quyền trong sạch, hiệu lực, hiệu quả.

Tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới

Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại thôn Yên Mỹ, xã Liên Minh, huyện Đức Thọ do BIDV và Hana Bank (Hàn Quốc) tài trợ

7. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác dân vận, đặc biệt là việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về công tác dân vận, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác cải cách hành chính, thực hành đạo đức công vụ; giải quyết những đề xuất, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và chương trình phối hợp giữa UBND với ban dân vận cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về công tác dân vận. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác dân vận gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết tốt các vấn đề khó khăn, vướng mắc ở các đơn vị, địa phương.

Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo ban hành các quy định, quy chế để triển khai thực hiện chỉ thị.

Ban Dân vận Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thị, định kỳ báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Chỉ thị được quán triệt đến chi bộ đảng, đảng viên và phổ biến rộng rãi trong Nhân dân.

Đọc thêm

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
[Tổng Bí thư các thời kỳ] Chủ tịch Hồ Chí Minh

[Tổng Bí thư các thời kỳ] Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tổ chức, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam là vô cùng to lớn. Song, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Người đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.