Tổ bay oanh tạc cơ Nga thiệt mạng vì sự cố ghế phóng

Ba thành viên tổ lái oanh tạc cơ Tu-22M3 thiệt mạng, một người bị thương vì ghế phóng bất ngờ kích hoạt trong lúc kiểm tra trước khi bay.

“Hệ thống ghế phóng thoát hiểm gặp sự cố và bất ngờ kích hoạt trong quá trình chuẩn bị cho chuyến bay của oanh tạc cơ Tu-22M3 ở một sân bay tại tỉnh Kaluga. Dù không kịp mở do độ cao quá nhỏ, khiến ba thành viên tổ lái bị thương nặng và thiệt mạng”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 23/3.

Tổ bay oanh tạc cơ Nga thiệt mạng vì sự cố ghế phóng

Một chiếc Tu-22M3 Nga được chuẩn bị cho chuyến bay huấn luyện. Ảnh: Russian Planes.

Nguồn tin giấu tên trong quân đội Nga cho biết sự cố xảy ra khi tổ lái khởi động động cơ, thêm rằng một trong những người thiệt mạng là chỉ huy trung đoàn Tu-22M3. Một thành viên khác trong tổ lái sống sót và được đưa vào bệnh viện điều trị, chưa rõ tình trạng sức khỏe.

Không quân Vũ trụ Nga đã điều nhóm chuyên gia đến hiện trường để đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy bay và điều tra nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Tu-22M3 là biến thể nâng cấp từ dòng oanh tạc cơ Tu-22, được biên chế năm 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt các biên đội tàu sân bay Mỹ. Tổ bay 4 người gồm hai phi công, hoa tiêu và sĩ quan điều khiển vũ khí.

Trong buồng lái, hai phi công Tu-22M3 ngồi cạnh nhau ở phía trước, hoa tiêu và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi ở phía sau. Tất cả ghế của tổ bay đều được trang bị hệ thống phóng thoát hiểm KT-1M, sĩ quan chỉ huy tổ bay có thể kích hoạt ghế phóng cho tất cả thành viên còn lại.

Những ghế phóng này đòi hỏi máy bay phải đạt tốc độ tối thiểu 128 km/h để giúp phi công thoát hiểm an toàn ở độ cao dưới 61 m.

Vũ khí chính của Tu-22M3 là ba tên lửa diệt hạm hạng nặng Kh-22 với tầm bắn 600 km hoặc 10 tên lửa đạn đạo chống hạm Kh-15 có khả năng đánh trúng mục tiêu từ cách 300 km.

Mỗi oanh tạc cơ Tu-22M3 được trang bị hai động cơ turbine phản lực Kuznetsov NK-25 với tổng sức đẩy gần 50 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa 2.000 km/h và tầm bay 6.800 km. Nga đang nâng cấp phi đội này lên chuẩn Tu-22M3M, cho phép chúng mang siêu tên lửa Kinzhal với tầm bắn 2.000 km và tốc độ gấp 12 lần âm thanh.

Theo VNE

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.