Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài và bài học đắt giá

(Baohatinh.vn) - Dù biết rất rõ việc tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài là vi phạm pháp luật, song, nghĩ đến hoàn cảnh gia đình khi vợ không có việc làm ổn định và 3 con vẫn còn nhỏ dại, bị cáo Thân Cương (SN 1981, trú xã Mỹ Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) lại làm liều, nhắm mắt đưa chân.

Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài và bài học đắt giá

Bị cáo Thân Cương (SN 1981, trú xã Mỹ Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) bị TAND tỉnh xét xử về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Là chủ nhà xe Linh Cương (chạy tuyến Việt Nam - Lào) nên Thân Cương (SN 1981, trú xã Mỹ Lộc, Can Lộc) quen biết với nhiều người Việt đang sinh sống, làm việc tại Lào và Thái Lan. Đầu năm 2020, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên các cửa khẩu đóng cửa để phòng chống dịch. Lúc này, nhận thấy nhiều người Việt có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Lào và Thái Lan nên Thân Cương đã liên hệ để tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép.

Theo đó, từ ngày 12 - 14/10/2020, Cương đã 2 lần tổ chức cho 15 người đi từ Hà Tĩnh vào Cửa khẩu Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) để trốn qua Thái Lan. Ngày 12/10, sau khi móc nối với một phụ nữ Lào đưa 3 người vượt biên trái phép qua Lào rồi sang Thái, Cương thu lợi bất chính 6 triệu đồng.

Đến ngày 14/10, người phụ nữ nói trên tiếp tục đưa thêm 3 người nữa sang Lào theo đường tiểu mạch tại khu vực biên giới Việt Lào (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) thì bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ. Còn 9 người đang chờ tại Quảng Trị để Thân Cương tổ chức trốn qua Thái Lan đã bị lực lượng chức năng ngăn chặn.

Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài và bài học đắt giá

Các đối tượng liên quan bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ trong vụ án Thân Cương “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” (tháng 10/2020).

Tại phiên tòa xét xử về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” của Tòa án nhân dân tỉnh vào ngày 21/2/2022, Thân Cương lộ rõ nét lo lắng, hối hận. Bằng thái độ thành khẩn, hối lỗi, bị cáo thừa nhận mọi hành vi phạm tội của mình. Thân Cương giãi bày, dù bản thân biết rất rõ việc tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài là trái pháp luật nhưng chỉ vì nhìn thấy lợi ích trước mắt, bị cáo chấp nhận tiếp tay.

“Trước khi đứng ra tổ chức cho lao động vượt biên trái phép, bị cáo đã đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Thế nhưng, nghĩ đến hoàn cảnh gia đình, vợ không có việc làm, 3 con còn nhỏ đã khiến bị cáo sa vào vòng tội lỗi…” - Cương trải lòng.

Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài và bài học đắt giá

Đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng nêu rõ hành vi phạm tội của bị cáo.

Tại phần xét hỏi, sau khi làm rõ các tình tiết của vụ án, hội thẩm nhân dân đã phân tích cho Thân Cương về hệ lụy, rủi ro từ hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Đây không chỉ là việc làm đi ngược với chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến tình hình ANTT, vi phạm quy định về xuất, nhập cảnh mà còn phá vỡ mọi nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác chung tay phòng, chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, vì quá nôn nóng tìm kiếm việc làm mà không ít lao động xuất cảnh trái phép phải đối mặt với muôn vàn rủi ro rình rập. “Việc xuất khẩu lao động bằng con đường không hợp pháp khiến người lao động phải chịu nhiều hệ lụy: bị các quốc gia sở tại phạt tiền, phạt tù vì lao động hay cư trú bất hợp pháp; bị trục xuất về nước; bị cấm xuất cảnh, nhập cảnh trong khoảng thời gian nhất định” - vị hội thẩm khẳng định.

Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài và bài học đắt giá

8 năm tù giam cùng với hình phạt bổ sung 20 triệu đồng về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” là mức án dành cho Thân Cương.

8 năm tù giam cùng với hình phạt bổ sung 20 triệu đồng về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” là phán quyết cuối cùng mà TAND tỉnh Hà Tĩnh dành cho Thân Cương.

Trước khi rời hội trường xét xử, Thân Cương nói: “Những bài học quý báu từ phiên tòa đã giúp bị cáo nhận thức nhiều hơn về pháp luật, cách nhìn nhận cuộc sống để sau khi ra tù, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội”.

Chủ đề Chuyện vụ án

Đọc thêm

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.