Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Thẩm phán liên bang Mỹ tại bang Washington đã ra phán quyết tạm thời phong tỏa 14 ngày đối với sắc lệnh hành pháp của tân Tổng thống Donald Trump về hủy quyền hưởng quốc tịch Mỹ theo nơi sinh.

trump.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh sau lễ nhậm chức tại Washington, DC, ngày 20/1/2025. (Ảnh: AP/TTXVN)

Ngày 23/1, Thẩm phán liên bang Mỹ tại bang Washington John C. Coughenour đã ra phán quyết tạm thời phong tỏa 14 ngày đối với sắc lệnh hành pháp của tân Tổng thống Donald Trump về hủy quyền hưởng quốc tịch Mỹ theo nơi sinh.

Đây là trở ngại pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.

Thẩm phán John C. Coughenour đưa ra phán quyết trên sau một phiên điều trần tại thành phố Seattle về đơn kiện của 4 tiểu bang Oregon, Arizona, Illinois và Washington đối với sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump, theo đó tước bỏ quyền hưởng quốc tịch Mỹ đối với những trẻ sinh ra trên lãnh thổ Mỹ song không có bố hay mẹ là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân tại nước này.

Thẩm phán Coughenour khẳng định “sắc lệnh mà Tổng thống Trump vừa ký rõ ràng là vi phạm Hiến pháp Mỹ," tước bỏ quyền và phúc lợi của trên 150.000 trẻ em sinh ra tại Mỹ mỗi năm và khiến các tiểu bang mất đi tiền trợ cấp từ chính phủ liên bang.

Phán quyết của Thẩm phán liên bang John C. Coughenour là trở ngại pháp lý đầu tiên mà tân Tổng thống Trump phải đối mặt trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ, trong đó có quy định hưởng quốc tịch theo nơi sinh vốn đã tồn tại hàng chục nay.

Hôm 20/1, chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức và trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ, ông Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp chỉ cho phép trẻ sinh ra trên lãnh thổ Mỹ được lấy quốc tịch nước này nếu có ít nhất bố hoặc mẹ là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân.

Những em bé sinh ra tại Mỹ mà bố mẹ là người nhập cư bất hợp pháp thì sẽ không được hưởng quyền quốc tịch. Sắc lệnh này cũng áp dụng với những người mang bầu tới Mỹ một cách hợp pháp nhưng chỉ lưu trú tạm thời, như đi du lịch, là sinh viên hoặc công nhân thời vụ.

Sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh nói trên, 22 tiểu bang và nhiều tổ chức ủng hộ người nhập cư và phụ nữ mang thai đã đệ đơn kiện với cáo buộc sắc lệnh này vi phạm Tu chính án Số 14 của Hiến pháp Mỹ. Bang Massachusetts đang thụ lý đơn kiện liên quan tới vấn đề này của 18 tiểu bang khác./.

vietnamplus.vn

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.