Tổng thống Putin: Kịch bản Iraq 2003 đang lặp lại tại Syria

Cách Mỹ triển khai tấn công vào Syria đang giống như chiêu thức mà nước này sử dụng để can thiệp vào Iraq năm 2003 với nhiều hậu quả nặng nề.

Nga lo ngại về tình hình Syria...

Ngày 11/3, trong cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Ý Sergio Mattarella, Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ lo ngại về những động thái mới của Mỹ tại Syria.

Theo nhà lãnh đạo Nga, tình hình Syria hiện nay rất giống các sự kiện năm 2003, khi Mỹ phát động chiến dịch ở Iraq sau phát biểu tại Hội đồng bảo an Liên hợp Quốc.

“Chúng tôi thảo luận điều này với Tổng thống Ý. Tôi đã nói rằng, điều đó gợi rõ cho tôi nhớ đến những sự kiện vào năm 2003, khi các đại diện của Hoa Kỳ tại Hội đồng Bảo an cố gắng chỉ ra rằng hình như đã tìm thấy vũ khí hóa học ở Iraq.

Ngay sau việc này, khởi đầu một chiến dịch rõ ràng ở Iraq, và hậu quả kết thúc của nó là sự tàn phá hủy hoại đất nước, gia tăng phát triển hiểm họa khủng bố và sự ra đời của IS trên sân khấu quốc tế, không hơn, cũng không kém”, tờ Sputnik dẫn lời ông Putin nhấn mạnh.

tong thong putin kich ban iraq 2003 dang lap lai tai syria

Tổng thống Putin tình hình Syria đang lặp lại kịch bản tại Iraq

Ông chủ điện Kremlin cảnh báo: “Hiện giờ, một điều tương tự như vậy đang xảy ra ở Syria”.

Tuyên bố của Tổng thống Putin được đưa ra ngay sau khi Hoa Kỳ bất ngờ dội 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs của Syria rạng sáng 7/4. Vụ tấn công diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Mỹ cáo buộc quân đội Syria tấn công vũ khí hóa học nhằm vào dân thường ở Idlib.

“Mỹ không thể đứng yên trong khi Tổng thống Assad giết người vô tội bằng vũ khí hóa học, loại vũ khí bị cấm theo luật quốc tế và phải bị loại bỏ. Cuộc tấn công đã phá hủy hoặc làm hư hại các kho nhiên liệu, kho đạn dược và khoảng 20% phi đội chiến đấu cơ, làm giảm năng lực phòng không của Syria”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Assad và Nga đã ngay lập tức lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.

“Quân đội chính phủ Syria chưa bao giờ và trong mọi trường hợp không sử dụng vũ khí hóa học trên lãnh thổ của mình” Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố.

Về phần mình, bà Maria Zakharova, đại diện Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva tin rằng dự thảo nghị quyết được Mỹ, Pháp và các đối tác phương Tây đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cáo buộc tấn công vũ khí hóa học gần Idlib là tài liệu giả.

“Các đại diện của quí vị vào những ngày này, họ đã đưa lên Hội đồng Bảo an một tài liệu hoàn toàn giả mạo, hoàn toàn dựa vào những thông tin giả”, bà Zakharova nhấn mạnh.

Mỹ dùng kịch bản cũ ở Iraq?

Khi sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công vào căn cứ không quân Shayrat Hoa Kỳ tuyên bố đây là lời cảnh báo mới dành cho chính quyền Damascus và cá nhân Tổng thống Assad.

“Chính phủ Syria sẽ không bao giờ được phép sử dụng vũ khí hóa học nữa”, ông Mattis khẳng định.

Lời cáo buộc trên của Washington làm chúng ta nhớ lại cuộc chiến từng xảy ra tại Iraq vào năm 2003 mà đến thời điểm này những hậu quả vẫn còn để lại nặng nề.

Vào thời điểm trên, Hoa Kỳ đã ra sức cáo buộc Iraq sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Trong một buổi họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được tổ chức vào ngày 5/2/2003 Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Colin Powell đã đưa ra một ống nghiệm nhỏ rồi khẳng định đây là các mẫu vũ khí hóa học thu ở Iraq.

tong thong putin kich ban iraq 2003 dang lap lai tai syria

Ông Colin Powell cáo buộc Iraq có vũ khí hóa học tại LHQ năm 2003

“Vũ khí hóa học này có khả năng mang bệnh than”, ông Powell cảnh báo.

Dù các bằng chứng vẫn còn khá mơ hồ nhưng thời điểm đó truyền thông Mỹ cũng như phương Tây đã đồng loạt lên tiếng đả kích chính quyền Bagdad và kêu gọi sự hiện diện của quân đội các nước tại quốc gia này.

Đó là cái cớ để Tổng thống George W. Bush khi đó và phương Tây bắt đầu chiến dịch quân sự với tên gọi “tự do Iraq”dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc.

tong thong putin kich ban iraq 2003 dang lap lai tai syria

Cuộc chiến đãm máu tại Iraq năm 2003

Trái với những mục đích cao cả mà Washington đưa ra, nhiều người coi Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ-Anh muốn dựng lên chính phủ thân họ và sẵn sàng cho các công ty Mỹ và Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông này.

Tuy nhiên, sau khi đã tiến quân vào Iraq và lật đổ được ông Saddam Hussein, Mỹ và đồng minh vẫn không tìm được vũ khí hủy diệt hàng loạt ở đây để biện minh cho cuộc chiến mà họ phát động.

Đến năm 2008, khi sắp kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, ông Bush đã thú nhận quyết định tiến hành chiến tranh chống lại ông Saddam Hussein đã dựa trên những tin tức tình báo sai đồng thời khẳng định đây là điều hối tiếc lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.

Một năm sau đó, Thủ tướng Anh Tony Blair, đồng minh thân cận của Mỹ trong Chiến tranh Iraq cũng thừa nhận rằng dù cho năm 2003 Iraq không có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì ông vẫn ủng hộ cuộc chiến nhằm loại bỏ ông Saddam Hussein.

“Tôi muốn nói rằng tôi xin lỗi khi những thông tin tình báo mà chúng tôi nhận được đã sai, bởi mặc dù Saddam sử dụng vũ khí hóa học để chống lại người dân và những kẻ thù của ông ta, những gì mà chúng tôi tìm được lại không phải như chúng tôi nghĩ”, ông nói.

Bản thân cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell sau khi cuộc chiến tại Iraq xảy ra cũng chính thức lên tiếng thừa nhận sai lầm khi đưa ra những bằng chứng sai sự thật.

“CIA đã lừa tôi. Nỗi hổ thẹn nhất trong cuộc đời hoạt động ngoại giao của tôi là đã buộc phải nói dối”, ông Colin Powell khẳng định với Tờ Le Nouvel Observateur của Pháp.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.