Trái đất tròn, có đúng 'tròn' không?

'Con ơi con, Trái đất thì tròn/ Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật/ Tất cả đấy đều là sự thật/ Nhưng cái bánh đa tròn, điều đó thật hơn!'.

"Con ơi con, Trái đất thì tròn

Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật

Tất cả đấy đều là sự thật

Nhưng cái bánh đa tròn, điều đó thật hơn!".

Đây là 4 câu thơ (trong khổ thơ thứ 5) của bài thơ Dặn con nổi tiếng của Thạch Quỳ. Trong khổ thơ này có 3 chữ "tròn", là tính từ làm định ngữ cho 3 khái niệm (Trái đất, Mặt trăng, cái bánh đa). Trái đất tròn (hành tinh chúng ta đang sống), Mặt trăng tròn (vệ tinh của Trái đất, ta nhìn thấy trong đêm trên bầu trời), cái bánh đa (mẹ đi chợ mua về) đúng là có hình dạng tròn chứ còn gì? Tuy nhiên, nếu "chi li, xét nét" từ góc độ ngôn ngữ học thì có khá nhiều vấn đề để bàn cho "ra nhẽ".

Nhân một lần trao đổi với báo Tiền phong (tháng 11/2008) về bài thơ này, nhà thơ Thạch Quỳ đã tâm sự: "Bài thơ ấy không viết bằng thơ mà được viết bằng toán".

Thực tế, khái niệm "tròn" mà ông viết là khái niệm của thơ chứ không phải toán, hoặc nói đúng hơn là của ngôn ngữ đời thường. Mà đời thường thì có nhiều chiều "chen ngang" vào chữ tròn.

Ngay từ khi ngồi trên ghế phổ thông, học môn toán, chúng ta đã làm quen các định nghĩa của môn hình học, liên quan tới "tròn". Chẳng hạn, "hình tròn" là "mặt phẳng được giới hạn bởi một đường tròn" (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020). Còn "đường tròn" là "tập hợp tất cả các điểm trong mặt phẳng đều có một điểm cố định [gọi là tâm] một khoảng không đổi [gọi là bán kính]" (từ điển vừa đã dẫn).

Định nghĩa đầy đủ (theo hình học phẳng) thì "đường tròn (hoặc vòng tròn) là tập hợp của tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều một điểm cho trước bằng một khoảng cách nào đó. Điểm cho trước gọi là tâm của đường tròn, còn khoảng cho trước gọi là bán kính của đường tròn". Đó là khái niệm "tròn" chính danh, bất di bất dịch của môn hình học.

Còn khái niệm "tròn" trong ngôn ngữ thông dụng hàng ngày thì không phải thế. "Từ điển tiếng Việt" (đã dẫn) chỉ ra 7 nét nghĩa của "tròn", trong đó nghĩa 1 chính là nghĩa "đời thường" ta vẫn nói, dùng để chỉ những sự vật "có hình dáng, đường nét giống như hình tròn". Ta thường nghe nói: Cô ấy có khuôn mặt tròn, Học sinh tròn mắt nhìn cô giáo… Tròn ở đây hoàn toàn có tính chung chung, theo cách nói áng chừng, thậm chí còn khác xa với sự áng chừng. Nói "Cô nàng người béo tròn béo trục" là với ý: "Cô nàng quá béo, béo múp míp, đến nỗi mất cả những eo dáng, đường nét bình thường"...

Ngay cả khi ta nói "Trái đất tròn" (Trái đất tròn ta sẽ gặp lại nhau), "Mặt trăng tròn" (Mặt trăng tròn như quả bóng), "miệng giếng làng tròn" (Giếng làng em tròn xoay chia hai chiều bán nguyệt) thì những sự vật này cũng chỉ mang nét nghĩa "na ná tròn", chứ nếu đo đạc chi li, chính xác thì đâu có phải tròn đúng nghĩa. Ngôn ngữ tự nhiên cho phép người ta "tri nhận, đánh giá và liên tưởng" các khái niệm, như tròn, méo, vuông, thẳng… hoàn toàn có tính chất tương đối. Một cô gái mặt tròn vành vạnh; Chàng trai nọ mặt vuông chữ điền; Con sông chạy thẳng ra biển… thì các từ "tròn", "vuông", "thẳng" chỉ là một cách nhìn nhận "ước lệ", nói để mọi người dễ hình dung. Nếu đối chiếu với các khái niệm chính danh (tròn, vuông, thẳng) thì chúng gần như "lệch pha" hoàn toàn.

Trái đất tròn của chúng mình

"Tròn" này không giống như hình học đâu.

thethaovanhoa.vn

Đọc thêm

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...
CNN lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam ra thế giới

CNN lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam ra thế giới

Video clip về hình ảnh du lịch Việt Nam được phát sóng trên kênh truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số của CNN. Chỉ gói gọn trong 30 giây song video đã vẽ nên một bức tranh sống động và lôi cuốn về mảnh đất hình chữ "S" xinh đẹp, chạm đến trái tim của khán giả và du khách.
Xem trận địa pháo hoa mừng ngày lễ trọng ở Hà Tĩnh

Xem trận địa pháo hoa mừng ngày lễ trọng ở Hà Tĩnh

500 quả pháo hoa tầm cao và 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã sẵn sàng khai hỏa vào tối nay (27/12) tại Quảng trường Thành Sen (TP Hà Tĩnh) sau khi kết thúc Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Ngọn đuốc nhân văn của văn hóa nhân loại

Ngọn đuốc nhân văn của văn hóa nhân loại

Trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) hiện lên như một ngọn đuốc sáng rọi, vượt lên cả thời gian và biên giới, điểm tô cho văn hóa nhân loại bằng sự nghiệp văn chương bất hủ và những di sản chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc.
Nhịp võng của tre

Nhịp võng của tre

Những thanh tre liên kết với nhau thật uyển chuyển trên lối đi đầy màu sắc, đưa dòng người theo đạo ở Hà Tĩnh và du khách gần xa vào những cung đường huyền bí của hang Bê-lem.
Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.