Trang bị kiến thức cho cán bộ, chuyên viên phụ trách chương trình giảm nghèo ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong thời gian 2 ngày (17 - 18/8), gần 600 đại biểu là cán bộ, chuyên viên phụ trách chương trình giảm nghèo thuộc các sở, ngành, đoàn thể các cấp ở Hà Tĩnh được tập huấn, hướng dẫn triển khai các cơ chế, chính sách Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025.

Sáng 17/8, Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai các cơ chế, chính sách Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025.

Trang bị kiến thức cho cán bộ, chuyên viên phụ trách chương trình giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Tham dự hội nghị, có gần 600 đại biểu là cán bộ, chuyên viên phụ trách theo dõi chương trình giảm nghèo thuộc các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong toàn tỉnh.

Trang bị kiến thức cho cán bộ, chuyên viên phụ trách chương trình giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Toàn cảnh hội nghị.

Trong thời gian 2 ngày (17-18/8), các đại biểu được lãnh đạo, chuyên viên Sở LĐ-TB&XH truyền đạt các nội dung chuyên đề như: Quán triệt một số chủ trương, chính sách mới về giảm nghèo; hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025.

Trang bị kiến thức cho cán bộ, chuyên viên phụ trách chương trình giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng quán triệt một số nội về chủ trương, chính sách mới về công tác giảm nghèo.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu được giới thiệu chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2021 - 2025; hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 và các mẫu biểu báo cáo.

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Tĩnh đứng trước những thuận lợi và thách thức mới. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025 là 4,68%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,09%; trong số đó hơn 52% thuộc diện nghèo không có khả năng lao động, khả năng thoát nghèo gặp rất nhiều khó khăn.

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.