Đang có tranh cãi giữa chính quyền quân sự Myanmar và đặc phái viên của Myanmar ở Liên Hợp Quốc do chính quyền dân cử trước đây bổ nhiệm, xem ai mới đúng là đại diện của nước này.
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Kyaw Moe Tun phản bác chính quyền quân sự trước Đại hội đồng LHQ ngày 26/2, khẩn cầu sự giúp đỡ quốc tế nhằm đưa lãnh đạo dân sự vừa bị bắt giữ Aung San Suu Kyi quay trở lại nắm quyền.
Ngày hôm sau, chính quyền quân sự nói vị đại sứ này đã bị sa thải, nhưng tới ngày 1/3, ông Kyaw Moe Tun gửi thư đến chủ tịch Đại hội đồng LHQ, nói rằng ông vẫn là đại diện chính thức.
Vào ngày 2/3, Bộ Ngoại giao Myanmar gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc, và nói ông Kyaw Moe Tun đã bị cách chức, theo AFP .
Ông Kyaw Moe Tun.
Người phát ngôn của LHQ Stephane Dujarric nói tại một buổi họp báo rằng cơ quan này đã nhận được hai bức thư “mâu thuẫn”, và cho biết sẽ xem xét, cân nhắc động thái tiếp theo.
Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng ủng hộ ông Kyaw Moe Tun, khen ngợi “lòng dũng cảm” của ông, cho biết “chúng tôi hiểu rằng đại diện thường trực vẫn duy trì chức vụ của ông”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối chính biến ở Myanmar và sẽ tiếp tục ủng hộ việc khôi phục lại chính quyền được người dân bầu lên ở Myanmar”, người phát ngôn của phía Mỹ cho biết.
Trong khi đó, đặc phái viên LHQ đối với Myanmar, Christine Schraner Burgener, đang ở Thụy Sĩ, nói “việc quan trọng là cộng đồng quốc tế không được trao tính chính danh hoặc công nhận chính thể này”, ý nói chính quyền quân sự.
Bà Burgener kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục gây áp lực để Myanmar trở về thể chế dân chủ, theo AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đang xem xét việc phát triển máy bay chiến đấu hai động cơ F-55, đồng thời nâng cấp mẫu F-22 Raptor lên phiên bản cải tiến là F-22 Super.
Xung đột Nga - Ukraine có thể bước vào một chương mới cuộc họp cấp cao tiềm năng giữa hai bên tại Istanbul ngày 15/5, nơi Moskva và Kiev được kỳ vọng nối lại đối thoại sau hơn 3 năm giao tranh khốc liệt. Tuy nhiên, sự hoài nghi và mâu thuẫn lợi ích khiến triển vọng hòa bình vẫn rất mong manh.
Tổng thống Trump cho rằng Liên minh châu Âu 'tệ hơn Trung Quốc', sau khi Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt cuộc chiến thương mại.
Lực lượng chức năng Thái Lan phát hiện một lượng lớn ma túy đang được vận chuyển qua cửa khẩu. Chủ phương tiện là cô gái 23 tuổi, tên Namvane, Quốc tịch Lào.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 12/5, các ứng cử viên đã bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử chính thức cho cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày 3/6 tới. Chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 22 ngày cho đến hết ngày 2/6.
Truyền thông khu vực dẫn các nguồn tin cho biết, phái đoàn của phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức 2 cuộc họp với các nhà trung gian hòa giải Ai Cập và Qatar tại thủ đô Doha của Qatar. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đạt đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Cuộc bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc tiếp tục có nhiều kịch tính khi đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền ngày 10/5 phải tái công nhận tư cách ứng cử viên tổng thống của ông Kim Moon Soo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thảo luận về quan hệ song phương và vấn đề ổn định chiến lược toàn cầu tại Điện Kremlin.
Sáng nay, tờ Vientiane Times đưa tin, 4 đối tượng buôn ma túy đã bị bắt giữ sau cuộc đấu súng với lực lượng biên phòng Lào hôm 3/5 tại khu vực núi Phouphamon, huyện Paktha, tỉnh Bokeo - giáp biên giới Lào - Thái Lan. Vụ việc khiến một số chiến sĩ biên phòng thương vong.
Hãng tin Tass cho biết, máy bay chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đáp xuống sân bay Vnukovo-2 ở thủ đô của Nga vào khoảng 18h chiều 7-5 (theo giờ Matxcơva).
Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên kể từ ngày 10/3, khi nước này thực hiện nhiều vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung.
Các Hồng y tham gia mật nghị không được phép liên lạc với bên ngoài trong suốt quá trình, khu vực tổ chức sự kiện cũng bị phá sóng và đảm bảo không có thiết bị nghe lén.