Triển khai đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

(Baohatinh.vn) - Sáng 6/7, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”.

Triển khai đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Đại biểu dự tại điểm cầu Hà Tĩnh

Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 (Đề án 258). Đề án gồm 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp.

Sau hơn 5 năm triển khai, hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp đã được tổ chức thực hiện có kết quả. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ, giải pháp chưa hoàn thành đầy đủ, cần tiếp tục thực hiện trong nhiều năm tiếp theo. Vì vậy, việc ban hành đề án là yêu cầu cần thiết, khách quan.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, đề án xác định rõ 7 mục tiêu cụ thể cần đạt được trong 5 năm gồm: Hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, khả thi, phù hợp với tình hình mới; hoàn thiện hệ thống tổ chức pháp y tâm thần theo hướng chú trọng yếu tố trọng điểm, khu vực; đào tạo nguồn nhân lực pháp y, pháp y tâm thần về số lượng, chất lượng chuyên môn và kiến thức pháp lý; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho tổ chức giám định tư pháp công lập;

Nghiên cứu, kiến nghị cơ chế phù hợp để tổ chức thực hiện giám định theo yêu cầu của hoạt động tố tụng trong các lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp công lập chuyên trách và đề ra giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp; kiến nghị chính sách bảo đảm việc đãi ngộ và thu hút người làm giám định; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và giữa cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan trưng cầu giám định.

Để bảo đảm thực thi các nhiệm vụ và giải pháp của đề án, Bộ Tư pháp yêu cầu các địa phương xác định rõ nhiệm vụ cần thực hiện, thời hạn hoàn thành; khẩn trương tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai đề án; bảo đảm điều kiện kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện đề án ở ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý...

Chủ đề Cải cách hành chính

Đọc thêm

Pháp luật không có… “giá như”

Pháp luật không có… “giá như”

Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Buôn pháo... giá đắt!

Buôn pháo... giá đắt!

Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?