Triển lãm thơ diễn ca và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”

Hướng tới kỷ niệm 111 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 77 năm Quốc khánh 2/9, ngày 31/8, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Liên Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh phối hợp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức Triển lãm thơ diễn ca lịch sử và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”, với 110 bài thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung sáng tác.

Triển lãm thơ diễn ca và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”

Nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung phát biểu tại Triển lãm.

Nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung - người có cơ duyên gặp gỡ, viết nhiều bài báo, nhiều bài thơ về vị tướng tài ba trong suốt hơn 20 năm qua tâm sự: “Tôi được vinh dự gặp Đại tướng lần đầu tiên vào mùa xuân 1998, xúc động với câu chuyện Đại tướng với cây đàn piano của nhà văn Đào Vũ, tôi đã có một bài báo đăng trên Báo Thể thao & Văn hóa. Nhờ đó, tôi đã có cơ hội đến thăm Đại tướng ở nhà riêng. Những câu chuyện giản dị, chân tình của nhiều lần gặp gỡ sau đó là nguồn cảm hứng cho những bài báo, những khúc diễn ca bằng thơ của tôi trong nhiều năm tháng sau này, kể cả sau khi Đại tướng đã ra đi. Tôi rất xúc động và vui mừng khi Triển lãm được tổ chức tại Quảng Ninh và tâm nguyện của mình là truyền cảm hứng cho nhân dân Vùng mỏ lòng yêu lịch sử, biết trân trọng sự hy sinh của thế hệ cha anh và nuôi dưỡng, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng, đặc biệt là biết tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cả trong chiến đấu và đời thường”.

Triển lãm thơ diễn ca và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng.

Với thông điệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp vị Nguyên soái kiệt xuất của dân tộc nhưng vô cùng bình dị, gần gũi, tình cảm. Đại tướng luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Triển lãm đã sử dụng 110 bài thơ và diễn ca do Nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung sáng tác để tái hiện lại dấu mốc của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng như cuộc sống đời thường của vị Tổng tư lệnh toàn quyền Võ Nguyên Giáp và tình cảm nhân dân dành cho vị tướng huyền thoại của chúng ta.

Triển lãm thơ diễn ca và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”

Xuyên suốt triển lãm là 3 chủ đề về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Vị tướng trong lòng dân, và Sáng mãi ngàn năm được khắc họa qua 110 bài thơ được trình bày quy mô trên 92 tấm panô in lụa và khung tre ngà, với hình ảnh minh họa do Thông tấn xã Việt Nam và nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng cung cấp.

Triển lãm thơ diễn ca và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”

Nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung giới thiệu cuốn sách in 110 bài thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của tác giả.

Em Ngô Uyên Nhi, học sinh lớp 10 Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Lê Thánh Tông xúc động chia sẻ: “Cháu rất xúc động và vinh dự được đến tham gia Triển lãm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là thế hệ trẻ, cháu mong muốn được biết thêm nhiều những kiến thức về lịch sử của đất nước và sẽ truyền đạt, chia sẻ những hiểu biết của mình về lịch sử cho tất cả mọi người để ai cũng biết, tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta”.

Triển lãm thơ diễn ca và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”

Nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung giới thiệu cuốn sách.

Triển lãm như là món quà ý nghĩa và lời tri ân sâu sắc, tưởng nhớ đến vị tướng tài ba, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, một thiên tài quân sự của dân tộc Việt Nam và thế giới qua mọi thời đại. Đồng thời, triển lãm mong muốn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp hành trình của cha ông, sống và hành động với tinh thần “Dĩ công vi thượng” như Đại tướng đã thực hiện suốt cuộc đời sự nghiệp cách mạng của mình góp phần xây dựng và phát triển một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng.

Triển lãm thơ diễn ca và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”

Các đại biểu tham dự khai mạc triển lãm.

Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” mở cửa cho công chúng thăm quan tại Bảo tàng Quảng Ninh từ ngày 31/8/2022.

Theo QUANG THỌ/Nhandan.vn

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Với sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân, xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) sẽ nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.