Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn 4 Phó thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 thành viên khác của Chính phủ, sáng 28/7.
Bốn nhân sự được trình phê chuẩn vị trí Phó thủ tướng là các ông Phạm Bình Minh (Ủy viên Bộ Chính trị); Lê Minh Khái (Bí thư Trung ương Đảng); Vũ Đức Đam (Ủy viên Trung ương); Lê Văn Thành (Ủy viên Trung ương).
Từ trái sang: Các Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành. Ảnh: Tạ Lư
Nhân sự trình phê chuẩn các vị trí Bộ trưởng là: Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Công an; ông Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Ngoại giao; bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Nội vụ; ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Tư pháp; ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư; ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Tài Chính.
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Giang Huy
Ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Công Thương; ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Giao thông Vận tải; ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Xây dựng; ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường; ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông; ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Lao động Thương binh & Xã hội.
PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Hoàng Phong
Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Văn hóa Thể thao & Du lịch; ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ; ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo; ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế.
Bốn người được trình phê chuẩn vị trí khác gồm: ông Trần Văn Sơn - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ông Đoàn Hồng Phong - Tổng thanh tra Chính phủ.
Như vậy, nhân sự được Thủ tướng trình phê chuẩn đều là thành viên Chính phủ khóa XIV và tiếp tục giữ cương vị hiện nay, ngoại trừ Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình không tái cử.
Trong 22 bộ trưởng, trưởng ngành được đề cử có hai Ủy viên Bộ Chính trị là Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Tô Lâm; còn lại đều là các Ủy viên Trung ương.
Ngay sau khi Thủ tướng trình, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về nội dung này và bỏ phiếu kín phê chuẩn vào đầu giờ chiều nay.
Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh,
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch nhằm thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy trong công việc.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, quan trọng, hiện nay cả hệ thống chính trị đang gấp rút tập trung triển khai.
Bộ Nội vụ đề xuất các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập tỉnh, xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn.
Tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính nêu đề xuất giữ nguyên Hà Tĩnh và 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay.
Ông Hùng làm việc theo chế độ hợp đồng được áp dụng như công chức tại cơ quan thuộc diện sáp nhập. Ông không biết mình đăng ký nghỉ việc thì có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 hay không?
Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.
Đặt tên địa phương sau sáp nhập là việc hệ trọng, được Nhân dân ủng hộ, góp phần tạo di sản văn hóa bền vững cho thế hệ sau và kỷ nguyên phát triển của dân tộc.
300 đại biểu thanh niên đại diện cho hàng triệu thanh niên Việt Nam dự buổi đối thoại và đặt nhiều câu hỏi "nóng" cho Thủ tướng về chủ đề phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh thành tạm dừng trình đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016, 2022 và 2023.
Lãnh đạo Hà Tĩnh mong Ban Quản lý KKT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, ưu tiên các dự án lớn, chiến lược, có tính lan tỏa và ảnh hưởng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến.
Theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một tỉnh cần đạt ba tiêu chuẩn: diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo các điều kiện này, Hà Tĩnh hoàn toàn đảm bảo các tiêu chuẩn.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy; các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong nền kinh tế, tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực.
Công chức cấp xã đã hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại nghị định 29/2023 trước ngày 1/1 thì không được hưởng chính sách, chế độ ở Nghị định 67.
Sáp nhập đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung cần “Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri”.
Dự kiến ngày 30/6 cả nước hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và đến 1/9 sẽ vận hành các tỉnh, thành phố mới với số lượng giảm khoảng một nửa so với cơ cấu hiện hành.
Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Nguyễn Trọng Hiếu yêu cầu các phòng, ban, địa phương có giải pháp tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong thời gian tới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Bí thư Đảng ủy HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tú Anh mong muốn Đảng bộ HĐND tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nhanh chóng tổ chức sắp xếp, đi vào hoạt động hiệu quả.
Tại Kỳ họp thứ 24, HĐND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm một số chức danh thuộc UBND thị xã và quyết định một số nội dung quan trọng khác.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”.