Trình Quốc hội dự án Luật Tình trạng khẩn cấp tại Kỳ họp thứ 9

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, chiều 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trình bày Tờ trình về dự án Luật, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: Luật Tình trạng khẩn cấp quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp; tổ chức thi hành Nghị quyết ban bố, Lệnh công bố tình trạng khẩn cấp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tình trạng khẩn cấp.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Dự thảo Luật gồm 6 chương, 42 điều; cụ thể hóa 2 chính sách được thông qua trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng dự án Luật. Trong đó, chính sách 1: Biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, thẩm quyền tổ chức, chỉ đạo, điều hành và quyết định áp dụng các biện pháp đặc biệt của một số chủ thể trong tình trạng khẩn cấp; chính sách 2: Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp; cứu trợ, hỗ trợ người dân ứng phó trong và sau tình trạng khẩn cấp.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ: Ủy ban nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố; đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân. Việc ban hành Luật nhằm kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về tình trạng khẩn cấp, nhất là từ khi diễn ra đại dịch COVID-19.

Về áp dụng Luật Tình trạng khẩn cấp và các luật có liên quan (Điều 4), Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết của quy định này vì pháp luật về tình trạng khẩn cấp có đặc thù riêng. Luật Tình trạng khẩn cấp là đạo luật chung, do đó cần thiết phải đồng thời áp dụng các luật chuyên ngành để cùng điều chỉnh các vấn đề về tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Dự thảo Luật quy định về “Đội tuần tra đặc biệt thuộc các lực lượng Công an, Quân đội và Dân quân tự vệ” có thẩm quyền khám người, phương tiện, nơi ở, đồ vật, tạm giữ người, phương tiện, tang vật gây nguy hại cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình trạng khẩn cấp. Có ý kiến đề nghị quy định này cần phải được nghiên cứu, quy định phù hợp và thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật cơ bản bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật; đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tình trạng khẩn cấp, các điều ước quốc tế để đảm bảo tính thống nhất, tương thích, khả thi, xử lý hài hòa các nội dung quy định có liên quan ở các luật khác, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Cơ quan soạn thảo nghiên cứu phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với tên gọi và nội hàm của luật, không thay thế các luật chuyên ngành khác đang điều chỉnh nội dung về tình trạng khẩn cấp; chỉ tập trung quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban bố, công bố và bãi bỏ tình trạng khẩn cấp.

baotintuc.vn

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố

Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14 và 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Dự kiến tên gọi của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Dự kiến tên gọi của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Vun đắp quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, vững bền

Vun đắp quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, vững bền

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.