Với lợi thế về phát triển lâm nghiệp, nghề trồng rừng nguyên liệu ở Hà Tĩnh đã giải quyết nhiều việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao cuộc sống cho hàng chục nghìn gia đình.
Các địa phương, chủ rừng ở Hà Tĩnh mỗi năm trồng mới khoảng 8.000 ha rừng tập trung và hàng vạn cây phân tán để phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp...
Với ý chí vươn lên chiến thắng đói nghèo, anh Lê Văn Dũng là người đầu tiên ở vùng “ốc đảo” Liên Hòa, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) phát huy lợi thế vườn đồi để phát triển kinh tế.
Những trận “mưa vàng” từ đầu tháng 8 đến nay, đã giúp các hộ trồng rừng trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) nhanh chóng “phủ xanh” các ha keo bị chết do nắng hạn và sau khai thác.
Theo Đề án giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ, có 10,3 triệu tấn/25 triệu tấn CO2 giảm phát thải sẽ nhận được khoản lợi ích các-bon với đơn giá khoảng 5 USD/tấn.
Những năm gần đây, nhất là khi Nhà máy sản xuất gỗ MDF, HDF Thanh Thành Đạt ra đời, người dân huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã chú trọng phát triển rừng trồng để vừa cung ứng nguồn nguyên liệu cho nhà máy, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân gần rừng.
Trong quá trình đốt thực bì trên diện tích rừng mà gia đình được giao, ông Trần Duy Lưu đã làm lửa lan gây thiệt hại 4.900m² rừng thông ở thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Theo các chuyên gia lâm nghiệp, từ tháng 3 đến tháng 5 là khoảng thời gian phù hợp để trồng rừng. Bởi vậy, những ngày này, nhiều hộ gia đình, cơ sở kinh doanh Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cây giống cây lâm nghiệp cung cấp cho thị trường.
Nhờ chuẩn bị tốt nguồn cây giống và các vật tư cần thiết nên chỉ sau chưa đến 1 tháng tiến hành trồng rừng thay thế, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã trồng được 26 ha rừng, đạt 50% diện tích theo kế hoạch.
Trong năm 2019, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát hiện và xử lý 78 vụ vi phạm lâm luật, xử phạt hành chính và bán lâm sản phát mại nộp ngân sách nhà nước hơn 380 triệu đồng.
Sở NN&PTNT Hà Tĩnh vừa phối hợp với Trung tâm Phát triển Thế giới thêm xanh (Hà Nội) và huyện Hương Sơn tổ chức bàn giao 200.000 cây giống cho các hộ dân bị thiệt hại do cháy rừng tại 2 xã Sơn Trung và Sơn Lễ.
Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm, các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong toàn tỉnh sản xuất khoảng 11-12 triệu cây giống phục vụ công tác trồng rừng, cây phân tán, chủ yếu là: Keo các loại, sao đen, phi lao, lim xanh...
Sáng nay (14/6), UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tổ chức lễ công bố và trao Chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Coucil) cho nhóm chứng chỉ rừng Liên hiệp HTX Tây Kim, huyện Hương Sơn.
Với sự hỗ trợ tích cực từ Dự án trồng rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, từ năm 2017 đến nay, người trồng rừng huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã thay đổi cách trồng, chăm sóc và khai thác rừng sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế, phát triển rừng bền vững.
Theo thông tin từ Chi cục Kiểm Lâm (Sở NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh đã sản xuất khoảng 3 triệu cây giống lâm nghiệp và thực hiện trồng hơn 1.700 ha rừng sản xuất.
Theo số liệu thống kê, năm 2018, các cơ sở băm dăm trên địa bàn Hà Tĩnh đã xuất khẩu được 950.000 tấn sản phẩm, người trồng rừng ước có nguồn thu khoảng 1.045 tỷ đồng.
Từ hơn 2 năm nay, hàng trăm hộ trồng rừng trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tích cực tiếp nhận Dự án Thực hiện quản lý rừng bền vững (FSC) và cấp chứng chỉ rừng, với mong muốn thu nhiều lợi ích.
Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh về việc phê bình 4 huyện và thành phố Hà Tĩnh do chấp hành không nghiêm túc quy định chế độ hội họp.