Làm giàu trên vùng “ốc đảo” của huyện miền núi Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Với ý chí vươn lên chiến thắng đói nghèo, anh Lê Văn Dũng là người đầu tiên ở vùng “ốc đảo” Liên Hòa, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) phát huy lợi thế vườn đồi để phát triển kinh tế.

Làm giàu trên vùng “ốc đảo” của huyện miền núi Vũ Quang

Anh Dũng cần mẫn tỉa cành, bắt sâu, chăm sóc cho vườn cây ăn quả.

Nhớ lại những ngày tháng khởi nghiệp đầy gian khó của mình, anh Lê Văn Dũng (SN 1976) chia sẻ: Năm 2006, gia đình tôi bắt tay vào khai hoang phát triển kinh tế với gian truân, thiếu thốn bội phần. Thời điểm đó, đây là vùng đất xa xôi, đò giang cách trở, bị cô lập như một “ốc đảo” bởi núi đồi và sông Ngàn Sâu chia cắt. Vùng khai hoang chưa có điện, đường sá nhỏ hẹp, đi lại vất vả nên sản phẩm làm ra cũng khó tiêu thụ...

Khởi nghiệp từ con số không tròn trĩnh, thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, không có máy móc hỗ trợ, mọi việc phải làm thủ công đã không ít lần gây trở ngại, tâm lý trong hành trình thoát nghèo của anh Dũng.

Làm giàu trên vùng “ốc đảo” của huyện miền núi Vũ Quang

Vợ chồng anh Dũng, chị Sinh thụ phấn cho những gốc bưởi 7 năm tuổi để hướng tới một vụ mùa thắng lợi...

Thế nhưng, xốc lại tinh thần, vợ chồng anh Dũng đã dồn hết hơn chục triệu đồng tích góp và “vay nợ đợ tạm” để mua sắm nông cụ, biến vùng đồi hoang đầy rẫy cây gai, bụi rậm thành vùng đất màu mỡ, bằng phẳng để phát triển kinh tế gia trại.

Cũng với số vốn ít ỏi ban đầu, ngoài khu chuồng trại, lều lán tạm bợ, anh Dũng đã mua một cặp bò nái, trồng thử nghiệm gần 100 gốc cam, vài chục gốc bưởi, nuôi mấy chục con gà... để khởi nghiệp.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên cây ăn quả phát triển chậm, chăn nuôi không cho hiệu quả như mong muốn, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ vì đi lại khó khăn...

Nhưng với tinh thần không ngại khó, ngại khổ, gia đình người nông dân yêu lao động này quyết không bỏ cuộc, vừa làm vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chắt bóp chi tiêu... để từng bước gây dựng sự nghiệp.

Làm giàu trên vùng “ốc đảo” của huyện miền núi Vũ Quang

Đàn trâu 8 con của anh Dũng không chỉ tạo ra sức cày kéo mà còn mang về nguồn phân bón hữu cơ dồi dào để chăm sóc vườn cây ăn quả.

Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, hiện nay, gia đình anh Dũng đã có 500 gốc cây ăn quả cho thu hoạch, chủ yếu là bưởi Phúc Trạch, cam chanh, cam bù. Ngoài ra, gia đình anh còn trồng hơn 10 ha rừng nguyên liệu, chăn nuôi 8 con trâu, hàng trăm con gà mỗi lứa…

Từ vườn cây ăn quả và chăn nuôi, gia đình anh có thu nhập hơn 300 - 400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, rừng cây nguyên liệu mang về khoảng 450 triệu đồng/chu kỳ 4 - 5 năm đã giúp cuộc sống của gia đình ngày càng nâng lên, thuộc diện khá giả nhất vùng.

Làm giàu trên vùng “ốc đảo” của huyện miền núi Vũ Quang

Rừng keo trồng 3 năm tuổi của gia đình anh Dũng đang lớn nhanh, phủ xanh vùng đồi 10 ha.

Đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ tạo ra những bước đột phá trong tư duy sản xuất mà còn giúp gia đình anh được hưởng các chính sách hỗ trợ về cây con giống, con giống, vốn vay, tập huấn khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường thuận lợi và nhiều cơ hội khác để phát triển kinh tế.

Anh Dũng phấn khởi: “Đầu năm 2017, khi được vận động xây dựng vườn mẫu là tôi tham gia ngay và bắt tay vào việc điều chỉnh quy hoạch vườn theo thiết kế, chỉnh trang khuôn viên, chuồng trại, nuôi trồng thêm các loại cây con mới... Đến cuối năm 2018, khu vườn của gia đình tôi đạt chuẩn vườn mẫu cấp tỉnh, cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGap và thường được biểu dương hộ sản xuất, kinh doanh giỏi”.

Làm giàu trên vùng “ốc đảo” của huyện miền núi Vũ Quang

Anh Dũng cắt ghép giống cấy ăn quả để nhân rộng diện tích trồng và bán cho người dân phát triển kinh tế vườn đồi.

Gia đình anh Dũng là hộ đi đầu trong việc phát triển kinh tế vườn đồi ở vùng đất gian khó, cách trở. Không chỉ làm kinh tế giỏi, làm vườn mẫu đẹp, gia đình anh còn gương mẫu thực hiện các phong trào của địa phương; sống chan hòa, gần gũi với bà con lối xóm và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong cung ứng giống, kinh nghiệm để cùng nhau phát triển kinh tế vườn đồi, giảm nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Liên

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.