Trung Quốc có thể đã sản xuất 200 tiêm kích J-20

Trung Quốc đang tăng tốc độ sản xuất tiêm kích tàng hình J-20 và được cho là đã xuất xưởng ít nhất 200 chiếc.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, nước này tăng tốc sản xuất tiêm kích J-20 nhằm vân bằng việc Mỹ tăng cường triển khai tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 tới khu vực Đông Bắc Á.

Một số báo cáo cho biết Trung Quốc có thể đã sản xuất ít nhất 200 chiếc J-20, dựa trên mã số và số hiệu trên thân máy bay được trưng bày tại triển lãm hàng không ở Chu Hải ngày 8-13/11.

Chuyên gia quân sự Andreas Rupprecht nhận định mã số được sơn trên hai trong 4 chiếc J-20 tại triển lãm hàng không Chu Hải cho thấy Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (CAIG), hãng sản xuất mẫu tiêm kích, đã bàn giao ít nhất 140 chiếc trong lô hàng mới nhất của họ.

Trung Quốc có thể đã sản xuất 200 tiêm kích J-20

Tiêm kích J-20 bay trình diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc tháng 11/2018. Ảnh: Reuters .

Truyền thông Trung Quốc hồi tháng 1 đưa tin quân đội nước này lên kế hoạch triển khai khoảng 200 tiêm kích J-20 để đáp ứng nhu cầu huấn luyện chuyên sâu “nhằm đối phó việc Mỹ tăng cường triển khai F-35 tới khu vực”.

Quân đội Trung Quốc biên chế tiêm kích J-20 năm 2017, song chưa công bố số lượng cụ thể. Phát ngôn viên không quân Trung Quốc, đại tá Thẩm Kim Khoa tháng 9 cho biết tiêm kích J-20 đã có mặt trong biên chế các đơn vị thuộc cả 5 bộ tư lệnh chiến khu của quân đội Trung Quốc.

CAIG bắt đầu sản xuất loạt J-20 vào năm 2020, sau khi quân đội Trung Quốc quyết định thay động cơ Saturn AL-31 của Nga bằng động cơ WS-10C nội địa. Các kỹ sư Trung Quốc đang phát triển động cơ có lực đẩy lớn là WS-15, được kỳ vọng giúp J-20 thu hẹp khoảng cách hiệu suất với F-22, song dự án này bị chậm tiến độ.

Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định J-20 là câu trả lời của không quân nước này với tiêm kích F-22, được Mỹ phát triển để giành ưu thế trên không. F-22 vẫn được coi là tiêm kích tốt nhất đang hoạt động trên thế giới.

Không quân Mỹ ban đầu dự định mua 750 tiêm kích F-22 để xây dựng phi đội tiêm kích tàng hình đánh chặn mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, chỉ 186 chiếc F-22 được bàn giao trước khi dây chuyền sản xuất dừng hoạt động hoàn toàn vào năm 2012 vì giới chức Mỹ cho rằng mẫu tiêm kích này quá đắt tiền.

Mỹ trong tháng này điều khoảng một chục tiêm kích F-22 từ Alaska tới căn cứ tại Okinawa, Nhật Bản, trong đợt triển khai luân phiên kéo dài 6 tháng nhằm thay thế những chiếc F-15 già cỗi sắp bị loại biên.

Theo một báo cáo được đăng trên một trang mạng xã hội của quân đội Trung Quốc năm 2018, chi phí chế tạo một chiếc J-20 là khoảng 110 triệu USD, bằng một nửa so với một chiếc F-22. Tuy nhiên, cả hai mẫu tiêm kích tàng hình của Trung Quốc và Mỹ đều có chi phí bảo trì cũng như đào tạo đắt đỏ.

Theo VNE

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.