Tương tác bất lợi giữa thuốc với thức ăn - cách nào để tránh?

Tương tác thuốc là tình trạng một chất ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc, làm tác dụng tăng lên hoặc giảm đi hoặc tạo ra tác dụng mới mà bản thân thuốc đó không có... Tương tác thuốc với thức ăn rất dễ xảy ra, do đó cần biết cách để phòng tránh.

Thức ăn làm thay đổi thời gian rỗng của dạ dày. Nếu uống thuốc lúc đói thuốc chỉ lưu lại dạ dày chừng 10-30 phút rồi thuốc được đẩy ngay xuống ruột. Trái lại nếu uống thuốc sau bữa ăn, thời gian lưu lại dạ dày của thuốc có thể từ 1-4 giờ. Điều này ảnh hưởng tới sinh khả dụng của nhiều thuốc. Do đó, tùy vào đặc tính của mỗi loại thuốc mà cần uống thuốc trước bữa ăn hay sau bữa ăn mới phát huy hiệu quả và tránh tác dụng bất lợi.

Thức ăn kích thích sự tiết mật, đặc biệt là thức ăn giàu chất béo. Điều này sẽ có lợi cho việc hấp thu các thuốc có bản chất là các hợp phần dinh dưỡng như các vitamin, glucose, acid amin, các muối khoáng… sẽ dễ dàng hơn.

Các thành phần thức ăn cũng ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Ví dụ bữa ăn giàu chất béo, quá nhiều đường, quá mặn hoặc quá chua đều cản trở sự di chuyển của khối thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến các thuốc kém bền trong môi trường acid của dạ dày và làm chậm sự di chuyển của thuốc đến vị trí hấp thu tối ưu là ruột non.

Tương tác bất lợi giữa thuốc với thức ăn - cách nào để tránh?

Khi dùng thuốc nên tuân thủ đúng thời điểm trước, trong hoặc sau bữa ăn theo hướng dẫn để tránh tương tác thuốc.

2. Các thức ăn có thể tương tác bất lợi với thuốc

- Thức ăn chứa nhiều tyramin: Đó là các thực phẩm như phomat, chuối, bia, gan gà, gan ngỗng, rượu vang đỏ... Nếu ăn nhiều thức ăn loại này khi đang điều trị bằng các thuốc loại IMAO (nialamid, iproniazid...) thì có thể gây tác dụng phụ như nhanh nhịp tim, tăng huyết áp.

- Thức ăn chứa nhiều vitamin K: Như các loại bắp cải, súp lơ, rau có lá màu xanh, cà chua, đậu quả... sẽ cản trở tác dụng của các loại thuốc chống đông máu dạng uống (warfarin, dicoumarol).

- Chế độ ăn mặn - nhạt: Thức ăn mặn nghĩa là có nhiều muối ăn. Lượng muối cao sẽ ảnh hưởng đến tác dụng giữ nước, gây phù khi điều trị corticoid. Vì thế nếu đang sử dụng corticoid thì cần ăn nhạt hơn.

Trái lại, khi đang sử dụng thuốc có chứa lithi để điều trị các bệnh lý thần kinh, thì cần cố định mức độ muối trong chế độ ăn. Vì nếu đang ăn mặn mà chuyển sang ăn nhạt sẽ dẫn đến hiện tượng tăng nồng độ lithi/máu, gây độc.

Ngoài các thức ăn, thì đồ uống như nước hoa quả, nước khoáng kiềm hoặc các nước ngọt đóng chai có gas, sữa, café, trà… cũng nên tránh dùng cùng với thuốc. Các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu thuốc quá nhanh. Cần lưu ý với những thuốc có phạm vi điều trị hẹp vì có thể dẫn đến tăng tác dụng phụ hoặc ngộ độc.

- Sữa: Sữa có thể tạo phức với nhiều loại thuốc. Các chất béo trong sữa có thể hòa tan một số thuốc vào trong đó và giữ thuốc lại. Các chất đạm trong sữa có thể liên kết với một số thuốc có ái lực cao với các protein. Tất cả các quá trình này đều cản trở hấp thu thuốc như: Erythromycin, penicilin V, các tetracyclin.

- Cà phê, trà: Hoạt chất caffein trong cà phê có thể làm tăng tác dụng giảm đau của các thuốc aspirin, paracetamol, nhưng cũng làm tăng tác dụng phụ như nhức đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp ở người bệnh đang điều trị bằng các thuốc loại IMAO. Caffein có thể làm tăng độ hòa tan của một số thuốc như ergotamin, nhưng lại cản trở hấp thu các loại thuốc an thần (neuroleptic).

Tanin trong chè có thể gây kết tủa nhiều loại thuốc có chứa sắt hoặc alcaloid, rượu...

- Nước ép bưởi: Bưởi tác động lên quá trình thải trừ của thuốc ra khỏi cơ thể. Nước ép bưởi làm giảm hoạt động của enzym cytochrom P450 3A4. Enzym này có nhiệm vụ chuyển hóa thuốc và chất độc. Khi dùng đồ uống này, khả năng phân hủy thuốc để thải trừ ra khỏi cơ thể giảm xuống, do đó nồng độ thuốc trong máu tăng lên, có thể gây tăng tác dụng phụ của thuốc. Một ví dụ về thuốc phổ biến có tương tác với nước ép bưởi đó là felodipin và atorvastatin.

Tương tác bất lợi giữa thuốc với thức ăn - cách nào để tránh?

Không ăn bưởi, uống nước ép bưởi trong thời gian uống thuốc.

3. L àm thế nào để tránh tương tác bất lợi giữa thực phẩm và thuốc?

- Tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ : Một số loại thuốc được hấp thụ tốt hơn với thức ăn để giảm nguy cơ kích ứng hoặc khó chịu. Một số loại thuốc khác có thể được hấp thu tốt hơn khi uống với một cốc nước đầy một hoặc hai giờ trước bữa ăn. Do đó, cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ khi uống thuốc.

- Không trộn, bẻ nhỏ thuốc: Acid hoặc khoáng chất trong một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi một số thành phần thuốc. Việc bẻ nhỏ các viên thuốc có thể phá hủy lớp phủ đặc biệt bảo vệ thuốc khỏi dịch acid dạ dày.

- Không pha thuốc vào đồ uống nóng: Nhiệt có thể phá hủy hoặc biến đổi thành phần thuốc.

- Không ăn bưởi hoặc nước ép bưởi cùng với thuốc.

- Hạn chế dùng sản phẩm bổ sung: Không dùng vitamin và khoáng chất hoặc thuốc kháng acid cùng lúc với thuốc điều trị bệnh, trừ khi bác sĩ chấp thuận.

- Cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng thảo dược bổ sung: Nhiều thảo dược đã biết có tương tác với thuốc. Ví dụ chiết xuất cam thảo làm tăng quá mức cortisol thành các thụ thể mineralocorticoid gây giữ natri và giảm kali, vì vậy nó có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của nhiều loại thuốc bao gồm thuốc hạ huyết áp và chống loạn nhịp.

Do đó, trong khi bạn đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi bổ sung thảo dược.

Tin liên quan:
  • Tương tác bất lợi giữa thuốc với thức ăn - cách nào để tránh?
    Tác hại của ăn khuya

    Ăn no rồi đi ngủ ngay không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn khiến giấc ngủ không sâu, thậm chí gặp ác mộng.

  • Tương tác bất lợi giữa thuốc với thức ăn - cách nào để tránh?
    4 món ăn bài thuốc phòng trị gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng bệnh lý do rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể gây nên. Bệnh hay gặp ở những người béo phì, đái tháo đường, mỡ máu cao, nghiện rượu...

  • Tương tác bất lợi giữa thuốc với thức ăn - cách nào để tránh?
    Tác hại của ăn quá nhiều muối

    Trung bình mỗi người tiêu thụ 10,78 gam muối mỗi ngày, trong khi các khuyến nghị của WHO kêu gọi chỉ nên dùng khoảng 5 gam - khoảng một thìa cà phê - mỗi ngày.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Có nên tẩy trắng răng bằng chanh?

Có nên tẩy trắng răng bằng chanh?

Do các tác nhân từ thức ăn, nước uống, thuốc lá, tuổi tác… khiến răng xỉn màu. Tẩy trắng răng bằng chanh đúng cách có thể giúp loại bỏ các vết ố vàng, mùi hôi khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây các bệnh liên quan đến răng miệng.
Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Những ngày này, không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh tại Nhà thờ chính tòa Văn Hạnh (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) đang rất khẩn trương. Bà con giáo dân gấp rút hoàn thiện các phần việc cuối cùng trong niềm hân hoan và đoàn kết.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
5 thói quen làm đau cột sống

5 thói quen làm đau cột sống

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống.
Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Chương trình “Trồng răng Implant miễn phí” được Nha Khoa Mai Hùng Group phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức không chỉ là sự giúp đỡ về mặt y tế, mà còn là món quà của hy vọng, là sự động viên, chia sẻ yêu thương để những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Gội đầu hằng ngày không chỉ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô, dễ gãy, gây kích ứng da đầu, mà còn có thể tác động đến tuổi thọ mái tóc.
Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ ngày 16-21/12, Hà Tĩnh tiếp tục chịu ảnh hưởng không khí lạnh có cường độ suy yếu chậm nên có ngày hửng nắng xen kẽ có ngày mưa.