UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tăng cường phòng cháy, chữa cháy mùa nắng nóng

(Baohatinh.vn) - Đơn vị, địa phương nào của Hà Tĩnh để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì thủ trưởng đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước phát luật.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn vừa thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy mùa nắng nóng.

UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tăng cường phòng cháy, chữa cháy mùa nắng nóng

TX Kỳ Anh có 2 chòi canh lửa rừng để quan sát, phát hiện cháy rừng trên toàn thị xã. Ảnh tư liệu.

Thời tiết trên địa bàn tỉnh bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, khô hanh; kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt tăng cao, dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đặc biệt là tại các khu vực nhà dân (nhà ở riêng lẻ, nhà để ở kết hợp với sản xuất kinh doanh, chung cư cao tầng), các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí; cháy rừng.

Để chủ động phòng ngừa, khắc phục các tồn hại, hạn chế, ngăn chặn, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong mùa nắng nóng, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, quy định của Nhà nước và của tỉnh về công tác PCCC.

Đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý tăng cường tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động và Nhân dân để nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC; gắn phong trào toàn dân tham gia PCCC với phong trào Vì an ninh Tổ quốc, phong trào xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công tác PCCC.

Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, rà soát các điều kiện an toàn PCCC tại đơn vị, cơ sở, khu dân cư, nhà ở thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện và tổ chức khắc phục các tồn tại, thiết sót về PCCC, ngăn chặn nguy cơ phát sinh, xảy ra cháy, nổ; trang bị bổ sung các phương tiện, dụng cụ chữa cháy; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, chuyên ngành.

Công an tỉnh tiếp tục phát huy vai trò là đơn vị thường trực trong công tác PCCC; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về PCCC, đặc biệt là trong hoạt động đầu tư xây dựng và PCCC rừng; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác PCCC, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các vi phạm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các hành vi cố tình vi phạm quy định về PCCC dẫn đến cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC; tập trung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, chuyên ngành. Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông xây dựng nội dung, tài liệu tuyên truyền, các tin bài, phóng sự, video clip về đảm bảo an toàn PCCC; cảnh báo nguy cơ cháy, nổ trong mùa nắng nóng, hanh khô; hướng dẫn kỹ năng PCCC, thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn PCCC rừng.

Chỉ đạo lực lượng lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ tăng cường công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, phương án, tiếp nhận tin báo nhanh, chính xác, tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện các điều kiện an toàn hệ thống mạng lưới điện đối với các đơn vị điện lực; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng an toàn các chất hàng nguy hiểm cháy, nổ.

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống cháy rừng. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, nhất là lực lượng kiểm lâm triển khai tốt công tác bảo vệ rừng và PCCC rừng, kiện toàn lực lượng PCCC rừng; tăng cường lực lượng, bám sát địa bàn, thường trực PCCC rừng; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện các biện pháp, giải pháp PCCC rừng; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tình hình thời tiết, dự báo, cảnh báo cấp cháy rừng hàng ngày; theo dõi thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm để chỉ đạo PCCC rừng kịp thời.

UBND các huyện, thành phố, thị xã nâng cao vai trò, trách nhiệm trong hoạt động quản lý Nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ, tập trung tại các khu dân cư tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh và phòng, chống cháy rừng; tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng; quan tâm đầu tư trang bị, phương tiện, trang phục chữa cháy và thiết bị bảo hộ cá nhân cho lực lượng dân phòng; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong PCCC.

Chỉ đạo, giải quyết dứt điểm các hành vi cơi nới, chiếm dụng lối đi chung, xây dựng cột mốc, hàng rào cản trở phương tiện giao thông trên các tuyến đường vào khu dân cư; câu móc trái phép đường dây điện, cáp viễn thông và các vi phạm quy định về PCCC.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với UBND cấp xã; chỉ đạo UBND cấp xã quản lý chặt chẽ loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC, đặc biệt là kinh doanh, sản xuất các mặt hàng nguy hiểm cháy, nổ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác PCCC tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý; tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở, nhất là trong quản lý, sử dụng các loại chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, hệ thống điện; trang bị các phương tiện chữa cháy, tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC theo quy định.

Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân để nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC; vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia công tác PCCC...

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Không chỉ là bài học riêng cho 3 bị cáo, phiên tòa mà TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở còn là lời cảnh tỉnh cho những ai hám lợi để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Đói ăn vụng, túng làm liều

Đói ăn vụng, túng làm liều

Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Khi lòng tham lấn át lý trí

Khi lòng tham lấn át lý trí

Dù trong độ tuổi lao động nhưng Phùng Hà Trang (trú ở TP Hà Tĩnh) không tu chí làm ăn, mà rẽ lối sang con đường phi pháp. Kẻ lừa đảo đã phải nhận 15 năm tù giam.