Ung thư buồng trứng không quá đáng sợ?

Ung thư buồng trứng vẫn được coi là đứng thứ 5 trong những nguyên nhân phổ biến nhất của các ca tử vong ung thư ở phụ nữ tại Mỹ (theo Hiệp hội Ung thư Mỹ).

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã mang lại hi vọng cho những phụ nữ được chẩn đoán mắc căn bệnh này; tỷ lệ sống 10 năm sau khi phát hiện ung thư buồng trứng là cao hơn so với suy nghĩ trước đây.

Tin vui cho bệnh nhân ung thư buồng trứng

"Nhận thức rằng gần như tất cả các phụ nữ bị tử vong vì bệnh này như trước đây là không đúng". Tác giả nghiên cứu - TS. Rosemary Cress - Sở Khoa học Y tế công cộng tại Đại học California-Davis (UC Davis) cho biết. Trong nghiên cứu 11.541 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng, có gần 31% sống sót trong hơn 10 năm sau chẩn đoán.

Bà cho biết thêm: "Thông tin này sẽ rất hữu ích cho các bác sĩ chẩn đoán ban đầu và bác sĩ sản/phụ khoa - những người chăm sóc bệnh nhân sau khi họ được chữa trị từ các chuyên gia".

Nhiều bệnh nhân có khả năng sống sau hơn 10 năm chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.

Khoảng 21.290 phụ nữ ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng trong năm nay và hơn 14.000 dự kiến sẽ chết vì căn bệnh này. Các bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi, với hơn một nửa số trường hợp được chẩn đoán ở phụ nữ tuổi từ 63 trở lên.

Theo chương trình SEER - Chương trình giám sát, dịch tễ học và kết quả cuối của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: tỷ lệ sống 5 năm cho phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng là 45,6% và hơn 30% sống 10 năm.

Trong nghiên cứu của họ, Cress và các đồng nghiệp đặt ra để ước tính tỷ lệ sống 10 năm cho phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ California Cancer Registry (dữ liệu đăng ký ung thư California) và xác định 11.541 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng biểu mô - hình thức phổ biến nhất của bệnh, chiếm 9 trong 10 trường hợp - giữa năm 1994 và 2001.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: có 3.582 người phụ nữ, (chiếm 31%) đã sống sót trong hơn 10 năm sau chẩn đoán. Trong số những người sống sót có 954 bệnh nhân đã từng bị coi là có nguy cơ cao tử vong vì ung thư, bởi vì họ đã phát bệnh ung thư từ 1 năm trở lên tại thời điểm chẩn đoán, đã di căn hoặc được chẩn đoán bị ung thư giai đoạn cuối.

"Chúng tôi thấy một chút ngạc nhiên khi một số lượng lớn bệnh nhân mắc bệnh này đã sống sót lâu dài trong khi trước đó thường được coi là ung thư gây tử vong cao", TS. Cress nói Medical News Today.

Mặc dù nghiên cứu này là không thể xác định chính xác lý do tại sao rất nhiều phụ nữ bị ung thư buồng trứng có thể sống sót, đồng tác giả nghiên cứu này, Gary Leiserowitz của Khoa sản và phụ khoa tại Đại học UC Davis nói rằng nó có thể do đột biến gen BRCA1 và BRCA2 trong một số bệnh nhân bị bệnh; bệnh nhân có những đột biến này thường đáp ứng với hóa trị liệu tốt hơn so với những người không có. Ngoài ra, Leiserowitz nói rằng trong số các bệnh nhân ung thư buồng trứng sống sót, sự khác biệt sinh học có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị cá nhân và một số bệnh nhân có thể được điều trị hiệu quả hơn so với những người khác, làm tăng khả năng sống sót.

Ông cho biết thêm: "Đây là thông tin quan trọng để tư vấn cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân và bác sĩ biết rằng ung thư buồng trứng là một bệnh ung thư nguy hiểm, nhưng họ không nhận ra rằng có sự biến đổi sinh học đáng kể giữa các bệnh nhân. Nó không phải là một tiên lượng thống nhất gây tử vong".

Cần thêm những bằng chứng

Trong khi cần thiết phải nghiên cứu thêm để xác định nguyên nhân chính xác lý do tại sao một số phụ nữ có buồng trứng ung thư tồn tại lâu dài, những phát hiện này hiện mang đến hy vọng cho hàng nghìn phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh này mỗi năm.

Jacqueline Price - một người sống sót sau chẩn đoán ung thư buồng trứng, 74 tuổi và một bệnh nhân của Leiserowitz - được chẩn đoán ở giai đoạn 3 bệnh ở tuổi 60. Họ tin rằng kết quả nghiên cứu mới nhất này sẽ giúp phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng hiểu rằng nó không phải là một "bản án tử hình tự động" và thúc đẩy sự lạc quan - một cảm xúc mà nghiên cứu trước đây đã chỉ ra có thể đem lại lợi ích sống còn của bệnh ung thư.

Cress nói với MNT rằng nghiên cứu nên được thực hiện để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về sự tồn tại lâu dài cho bệnh nhân ung thư buồng trứng, nhưng cô cũng lưu ý rằng các nhà nghiên cứu không có nguồn lực để theo dõi bệnh nhân trong thời gian dài. "Sức mạnh của nghiên cứu của chúng tôi là sự sẵn có của dữ liệu đăng ký ung thư dựa trên dân số bệnh nhân được chẩn đoán hơn 10 năm trước đây", bà nói thêm. Bà chỉ ra, tuy nhiên, những nghiên cứu trong tương lai nên điều tra các cơ chế cơ bản đằng sau sự tồn tại dài hạn của ung thư buồng trứng.

"Các nghiên cứu trong tương lai có thể bổ sung dữ liệu đăng ký ung thư với thông tin điều trị và chi tiết hơn với dữ liệu về gen có nguồn gốc từ phân tích của các khối u buồng trứng để xác định sự đóng góp của các yếu tố này để tồn tại", cô nói với chúng tôi.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.