Những ngày liên hoan thơ quốc tế Ấn Độ

Liên hoan thơ quốc tế Ấn Độ lần thứ VI được tổ chức tại thành phố Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal từ 5 đến 9/1/2012. Ban tổ chức liên hoan thơ lần VI đã mời hơn 30 nhà thơ nước ngoài và 300 nhà thơ Ấn Độ sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới về dự. Đoàn các nhà thơ Việt Nam, được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi dự liên hoan thơ gồm 4 nhà thơ: Trần Quang Quý, Lê Huy Mậu, Nguyễn Ngọc Phú, Đặng Thị Thanh Hương, do nhà thơ Trần Quang Quý làm Trưởng đoàn.

Ngay khi xuống sân bay Kolkata, các nhà thơ Việt Nam đã được chào đón bằng những bông hoa thơm ngát của Ủy ban đoàn kết Ấn - Việt và Ban tổ chức Liên hoan thơ. Chủ tịch Ủy ban, nhà báo, nhà hoạt động nhân văn, nhà cách mạng, đồng thời là người luôn vun đắp cho tình hữu nghị Ấn - Việt, ông Geetesh Sharma đến tận nơi đoàn ở và bày tỏ: “Chúng tôi là tổ chức làm công tác xã hội, còn rất nghèo, nhưng sẽ lo chi phí cho đoàn Việt Nam trong những ngày liên hoan thơ ở Kolkata. Làm việc đó là niềm vui, là hân hạnh của chúng tôi”.

Đoàn nhà thơ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các bạn thơ quốc tế
Đoàn nhà thơ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các bạn thơ quốc tế

Nữ nhà thơ Kusum Jain, Thư ký Ủy ban hồ hởi khi nói về vị Chủ tịch đã ở tuổi 80 nhưng vẫn năng động, nhiệt thành của mình. Ông là người đã từng 17 lần sang Việt Nam, từng gặp và yết kiến Thủ tướng Phạm Văn Đồng và coi xây dựng mối đoàn kết hữu nghị, nhân văn giữa hai dân tộc Ấn - Việt như sự nghiệp của cả đời mình. Ông cũng là một trong ba nhà thơ ở Kolkata sẽ sang dự Liên hoan thơ Châu Á - Thái bình dương ở Việt Nam tháng 2/2012.

Buổi sáng trước khai mạc Liên hoan thơ (ngày 6/1/2012), đoàn Việt Nam được Ủy ban dẫn thăm quan một vòng thành phố, tất nhiên là chỉ lướt dạo ở trung tâm thành phố. Kolkata là một thành phố có bề dày lịch sử và văn hóa, nhiều cảnh đẹp và có thương cảng lớn, nằm ở phía Đông Ấn Độ. Đây cũng là thủ đô của Ấn Độ từ 1911 về trước. Thành phố nằm trải dọc hai bên sông Hoohly theo hướng Bắc - Nam, và là thành phố lớn thứ ba Ấn Độ sau New Delhi và Mumbai, với dân số khoảng hơn 14 triệu người.

Kolkata từng là trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học, chính trị và ngày nay là trung tâm tài chính, thương mại, công nghệ thông tin Đông Ấn. Thành phố đang vào thời kỳ cải cách kinh tế, bề bộn bởi công việc xây dựng đô thị, hệ thống giao thông, sân bóng chày và xử lý môi trường…Đây là quê hương của thi hào R. Tagore. Nhiều năm gần đây, thành phố luân phiên tổ chức hội chợ sách và liên hoan thơ quốc tế vào dịp đầu năm. Kolkata cũng là biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết lập và xây dựng từ nhiều thập kỷ trước. Thành phố có Đại lộ Hồ Chí minh và tượng của Người đặt trang trọng ở vườn hoa trung tâm.

Tác giả bên lư hương ở chùa Việt Nam Phật Quốc Tự do thầy Thích Huyền Diệu xây dựng ở đất Phật tại bang Bihar, Ấn Độ
Tác giả bên lư hương ở chùa Việt Nam Phật Quốc Tự do thầy Thích Huyền Diệu xây dựng ở đất Phật tại bang Bihar, Ấn Độ

Liên hoan thơ khai mạc vào 15h ngày 6/1/2012 và bế mạc vào tối 8/1/2012. Ở lễ khai mạc, Chủ tịch đoàn cùng nhau thắp 5 ngọn nến, tượng trưng cho ngọn lửa thơ từ các châu lục hội tụ tại đây. Trước mỗi thay đổi Đoàn chủ tịch (một ngày nhiều Đoàn chủ tịch luân phiên chủ trì) lại có một nữ nghệ sĩ hát một bài dân ca Ấn Độ làm điểm nhấn chuyển chương trình.

Ngay buổi chiều khai mạc đoàn Việt Nam được mời đọc thơ, cùng các nhà thơ đến từ Serbia, Israel, Australia… Nhà thơ Trần Quang Quý giới thiệu về các nhà thơ Việt Nam, giới thiệu nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú đến từ Hà Tĩnh, quê hương Nguyễn Du: “Nếu người yêu thơ Ấn Độ tự hào về thi hào Tagore, thì người Việt Nam cũng rất tự hào về thi hào Nguyễn Du…”. Các nhà thơ Việt Nam, đặc biệt là Trần Quang Quý, Nguyễn Ngọc Phú gây được sự chú ý bằng giọng đọc đầy biểu cảm và sự trình diễn của mình, được khán phòng vỗ tay nhiệt liệt (Nguyễn Ngọc Phú và Lê Huy Mậu đọc bằng tiếng Việt, Trần Quang Quý đọc lại thơ các ông qua bản dịch tiếng Anh).

Điều đặc biệt ở Liên hoan là, các nhà thơ quốc tế đọc thơ say xưa trong ba ngày liền, đọc thông tầm giờ trưa, ai đói thì ra nhận phần cơm hộp ở căng - tin, còn trên diễn đàn suối thơ vẫn chảy, mà chúng tôi vẫn bảo “thơ chảy như sông Hằng”, không có các chương trình văn nghệ hoặc hoạt động phụ trợ. Thơ tiếng Anh, thơ tiếng Hindi, thơ tiếng Bengali, thơ tiếng Việt cứ thế nối nhau, mặc dù, có lẽ cũng chẳng mấy ai hiểu được thơ nhau, mà chỉ “cảm” qua ngữ điệu của tâm hồn là chính. Xen kẽ ba ngày đọc thơ là 3 hội thảo ngắn về thơ: Mỗi buổi chiều với các nhà thơ nước ngoài; Những vấn đề của thơ với con người?; Sự tương thích của Tagore ngày nay.

Trước giờ bế mạc, vào cuối chiều 8/1/2012, đại diện cho đoàn Việt Nam, nhà thơ Trần Quang Quý cảm ơn Ban tổ chức Liên hoan thơ quốc tế, đã tạo điều kiện cho đoàn các nhà thơ Việt Nam cơ hội gặp gỡ, chia sẻ với các nhà thơ, các vùng ngôn ngữ và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Thơ cũng là nhịp cầu hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Đoàn Việt Nam trao tặng ngài Chủ tịch Liên hoan thơ quốc tế lần thứ VI, Giáo sư Ashis Sanyal bức phù điêu chân dung Hồ Chí Minh và Tạp chí thơ, số tháng 6/2011 với diễn từ: “Đây là chân dung Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới, nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam, đồng thời là nhà thơ nổi tiếng. Ông cũng là người có công thiết lập mối quan hệ và tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Ấn Độ từ nhiều thập kỷ trước - tiếng vỗ tay nồng nhiệt vang lên khắp hội trường - Và đây là Tạp chí thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, được xuất bản hàng tháng. Trong số tháng 6/2011 rất đặc biệt này, chúng tôi đã giới thiệu R. Tagore và thơ của ông. Ông là nhà thơ lớn, rất nổi tiếng trên thế giới, được nhiều thế hệ bạn đọc ở Việt Nam tìm đọc thơ ông”.

Nói chung, sự xuất hiện của các nhà thơ Việt Nam trên diễn đàn khá ấn tượng, được các nhà thơ và báo chí địa phương chú ý, giới thiệu ngay số báo trong thời gian Liên hoan thơ. Các cán bộ của Ủy ban đoàn kết Ấn - Việt cũng rất hài lòng, khen ngợi đoàn. Nhà thơ Biplab Majee, một trong ba nhà thơ ở Kolkata sẽ sang dự Liên hoan thơ quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương ở Việt Nam vào tháng 2/2012 hồ hởi gặp đoàn bày tỏ: “Thời thơ ấu của tôi, tôi đã nhiều lần tham gia biểu tình ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh giải phóng đất nước. Chúng tôi đi trên đường phố và hô vang hai tiếng Việt Nam. Việt Nam chính là tôi!”.

Một số đoàn ngỏ lời mời đoàn nhà thơ Việt Nam thăm đất nước họ, hoặc tham dự các cuộc liên hoan thơ trong tương gần, đặc biệt là các nhà thơ Bangladesh, nơi có một diễn đàn thơ Bengal, đã tổ chức các liên hoan thơ hàng năm tại Cox’s Bazar, bãi biển dài nhất thế giới. Khi biết Việt Nam sắp tổ chức Liên hoan thơ quốc tế Châu Á - Thái bình dương, nhiều nhà thơ Bangladesh rất muốn “tự túc” toàn bộ chi phí tham dự nếu nhận được lời mời.

Trong thời gian ở Kolkata, đoàn cũng ghé thăm văn phòng Ủy ban đoàn kết Ấn - Việt và tặng quà lưu niệm. Đó là cơ sở rất nghèo, chật hẹp nhưng ấm áp tình hữu nghị.

Tối 8/1/2012 đoàn lên tàu đi Gaya, bang Bihar. Những ngày tiếp theo là những ngày đi thăm chùa Việt Nam Phật Quốc Tự (còn có một số chùa Việt nhỏ hơn ở đây), do thầy Thích Huyền Diệu xây dựng ở đất Phật tại bang Bihar, Ấn Độ và tại Lumbini, Nepal. Hai địa điểm quan trọng này cũng là hai trung tâm phật giáo thế giới (nơi Phật sinh và nơi Giác ngộ, thành Phật) có hàng chục chùa của hàng chục nước trên thế giới được xây cất, như là các “Đại sứ quán” phật giáo của các nước hội tụ: chùa của người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Canada, Đức, Bangladesh, Áo… Thời điểm từ 1/1/2012 trở đi là mùa hành hương, lễ hội nên khách thập phương đến rất đông, có đến hàng triệu người từ Ấn Độ và các nước có đạo Phật trên thế giới nườm nượp đổ về Thủ đô Phật giáo này. Tại hai chùa Việt Nam Phật Quốc Tự (ở Ấn Độ và Nepal) đều có ban thờ thờ các anh hùng liệt sĩ Việt Nam, cầu nguyện cho Việt Nam quốc thái dân an.

Thầy Thích Huyền Diệu muốn phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức các trại sáng tác văn học tại Việt Nam Phật Quốc Tự.

Đọc thêm

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...