Được hình thành khoảng 20 - 25 triệu năm trước từ vết nứt trong lục địa, hồ Baikal được xem là hồ nước ngọt sâu nhất và cổ xưa nhất trên Trái Đất. Nơi sâu nhất của hồ có thể lên đến 1,642 km.
Theo trang Bored Panda, ngoài hồ Baikal, trên Trái Đất chỉ có 2 hồ có độ sâu lớn hơn 1 km là hồ Tanganyika (sâu 1,470 km) và Caspian (sâu 1,025 km).
Còn được biết đến với cái tên “Con mắt xanh của Siberia”, hồ Baikal bao phủ một diện tích 31.722 km2.
Đây cũng chính là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới với hệ động vật phong phú.
Baikal chứa khoảng 20% lượng nước ngọt trên thế giới, do được cung cấp nước liên tục từ hơn 300 sông, suối đổ vào.
Nước hồ Baikal sạch không chỉ vì độ trong của nó mà còn sạch ở thành phần do chứa rất ít muối khoáng.
Trên lòng hồ là 27 đảo, lớn nhất là đảo Olkhon.
Hồ Baikal được bao bọc bởi băng đá khoảng 4 - 5 tháng mỗi năm.
Lớp băng đá ở lòng hồ dày và cứng tới mức có thể chịu được sức nặng của một chiếc xe khoảng 15 tấn.
Vào mùa đông, du khách đến với hồ Baikal có thể cùng nhau tham gia các hoạt động như cắm trại, đạp xe, leo núi... trên mặt băng.
Những vết ngang dọc do tác động của thiên nhiên và con người hình thành trên mặt băng dày.
Những lớp băng đóng hình tròn như bong bóng bên dưới mặt băng của Baikal.
Màu xanh của nước xen lẫn những chấm trắng li ti đẹp mắt tạo nên một một vẻ đẹp ngoạn mục.
Băng bắt đầu tan từ phía Nam hồ vào tháng 4 và tới phía Bắc hồ vào đầu tháng 6.
Hồ Baikal đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1996.