(Baohatinh.vn) - Tình hình rét đậm, rét hại tiếp diễn tại Hà Tĩnh khiến nhiều người dân phải chật vật tìm cách chống chọi trước giá buốt của đêm mùa đông.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, đợt rét đậm, rét hại trên địa bàn sẽ tiếp tục kéo dài trong vài ngày tới.
Nhiệt độ ban đêm tại TP Hà Tĩnh chỉ từ 9 - 11 độ C. Phố phường đêm đông trở nên khá vắng vẻ.
Người dân ra đường phải ăn mặc “kín cổng cao tường” để giữ ấm cho cơ thể.
Chị lao công mặc tới 2 chiếc áo mưa để có thể chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt, miệt mài giữ sạch phố phường.
Trên chiếc xe đạp đã cũ, quàng trên mình tới 3-4 chiếc áo ấm, người đàn ông bán bánh bao dạo vẫn rong ruổi khắp ngõ ngách thành phố không quản cái lạnh thấu xương.
Một bác bảo vệ co ro nơi góc tường tránh rét
Hỏng xe dưới tiết trời 10 độ C thật sự khá khó khăn
Càng về đêm, nhiệt độ càng giảm sâu. Những ngọn lửa được thắp lên để sưởi ấm, xua tan giá lạnh.
Những khu vực như quán nước, hàng ăn vẫn thường dùng phương pháp này để chống chọi lại cái rét 10 độ C.
Bếp củi này không chỉ giúp người dân giữ nhiệt, mà còn trở thành nơi để hàng xóm láng giềng, những người lao động quây quần, trò chuyện.
Trong khi đó, những hàng ngô, khoai nướng lại trở thành địa điểm thu hút các bạn trẻ muốn “tận hưởng” sự buốt giá của đêm đông.
Ngô, khoai nướng ngày đông, món ăn khoái khẩu, ấm áp của nhiều người dân Hà Tĩnh
Những em bé ra đường được bố mẹ trang bị áo lông, mũ len ấm áp
Hội thi gói bánh chưng, kéo co nam nữ nhân dịp lễ giỗ lần thứ 600 năm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần tại đền Thánh Mẫu ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân – Hà Tĩnh)
Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Dù mất đi bàn tay trái nhưng họa sỹ Nguyễn Văn Mạnh (quê Nghệ An, sinh sống tại TP Hà Tĩnh) vẫn kiên trì cầm cọ hơn chục năm nay, miệt mài tô điểm cho nhiều công trình kiến trúc.
Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) sẽ chính thức khánh thành giai đoạn 2 vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam sắp tới.
Khu du lịch Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, sẵn sàng chào đón du khách vào mùa du lịch biển 2025.
Tại xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), gia đình anh Đặng Đức Dũng - chị Nguyễn Thị Thảo là tấm gương về nghị lực vượt khó đi lên, xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực đóng góp cho cộng đồng.
“Đón đầu” mùa kinh doanh với nhiều giải pháp thu hút du khách, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đạt doanh thu du lịch hơn 48 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tồn tại cây đa có bộ rễ khủng tạo thành cổng làng độc đáo. Nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người.
Ông Trần Minh Lục (Hà Tĩnh) luôn tâm niệm phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh từ những điều giản dị nhất để sống, làm việc tốt hơn.
Đón chào những ngày hè sôi động, các khu sinh thái trên địa bàn Hà Tĩnh đang gấp rút chỉnh trang, đa dạng dịch vụ, sẵn sàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị nhất.
Năm 1964, khi vừa mới nhập ngũ, Đại tá Dương Phổ quê ở xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã lập chiến công lẫy lừng khi dùng súng trường bắn hạ máy bay của giặc.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Gian trưng bày của Hà Tĩnh tại hội chợ giới thiệu đến du khách tiềm năng, lợi thế, các điểm đến du lịch qua ấn phẩm, tài liệu, các sản phẩm quà tặng du lịch, đặc sản OCOP...
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Là thế hệ GenZ nhưng lựa chọn nghệ thuật truyền thống để thỏa mãn đam mê, Nguyễn Thị Thu Hà (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sở hữu những tố chất của một nghệ nhân thực thụ.
Chạy mô tô nước, thưởng thức các show ca nhạc, đi chợ cá, check-in đảo... là những dịch vụ du lịch hấp dẫn đang chờ đón du khách trải nghiệm khi về tham quan, nghỉ dưỡng tại các bãi biển của Hà Tĩnh.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương được người dân Hà Tĩnh duy trì từ bao đời nay, thể hiện sự thành kính, tri ân công đức các bậc tiền nhân.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2025 sẽ do các địa phương tổ chức ở quy mô cấp huyện; trong đó, Nghi Xuân sẽ là đơn vị tổ chức điểm.
Cán bộ và Nhân dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thuỷ tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.
Các đội tham gia hội thi sẽ gói và nấu 1.000 bánh chưng, 200 bánh dày để dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương trong dịp giỗ Tổ được tổ chức tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Bộ ảnh "Về miền đất hứa" không chỉ nhằm mục đích giới thiệu những thiết kế thời trang độc đáo mà còn quảng bá, lan toả du lịch Hà Tĩnh đến với du khách.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Khi đã thưa dần những giá rét cũng là lúc người làm du lịch Hà Tĩnh tích cực sửa soạn, chỉnh trang cơ sở vật chất, nhân lực, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một mùa cao điểm sôi động.