Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam vào không gian

Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam được phóng vào vũ trụ sáng nay sau ba ngày trì hoãn. Bức ảnh đầu tiên chụp Việt Nam sẽ được truyền về vào ngày 10/5.

Hình ảnh tên lửa đẩy Vega mang vệ tinh Việt Nam vào vũ trụ. Ảnh chụp màn hình ArianespaceTV.
Hình ảnh tên lửa đẩy Vega mang vệ tinh Việt Nam vào vũ trụ. Ảnh chụp màn hình ArianespaceTV.

VNREDSat-1 phóng vào vũ trụ lúc 9h06 theo giờ Hà Nội bằng tên lửa đẩy Vega, từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp, theo ông Châu Văn Minh, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trước đó, vệ tinh VNREDSat-1 dự kiến vào không gian ngày 4/5, nhưng bị trì hoãn do điều kiện thời tiết.

VNREDSat-1 nặng 115 kg, có tổng mức đầu tư là 70 triệu USD bằng vốn vay viện trợ từ Pháp và vốn đối ứng của Việt Nam. Vệ tinh sẽ giúp Việt Nam chủ động cung cấp ảnh vệ tinh chất lượng và độ phân giải cao cho các bộ, địa phương có nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

VNREDSat-1 vào vũ trụ cùng hai vệ tinh khác là Proba-V và ESTCube-1.

Tên lửa Vega trên bệ phóng. Ảnh: Arianespace
Tên lửa Vega trên bệ phóng. Ảnh: Arianespace

Sau khi rời mặt đất 1 giờ 57 phút, vệ tinh VNREDSat-1 tách ra khỏi tên lửa đẩy Vega và tự điều chỉnh tới quỹ đạo làm việc. Lúc 11h20 giờ Hà Nội, vệ tinh VNREDSat-1 đi vào quỹ đạo.

Theo kế hoạch, thời điểm có thể thu nhận được tín hiệu đầu tiên sau khi VNREDSat-1 vào vũ trụ là 14h30 hôm nay. Bức ảnh chụp trái đất đầu tiên sẽ được gửi về sau hai ngày và bức ảnh chụp khu vực Việt Nam sẽ được truyền về sau đó một ngày.

Sau giai đoạn vận hành thử nghiệm để đánh giá và hiệu chỉnh các thiết bị đặt trên vệ tinh kéo dài trong ba tháng, vệ tinh VNREDSat-1 sẽ được chính thức bàn giao cho Việt Nam khai thác sử dụng.

VNREDSat-1 tách khỏi khoang chở hàng của tên lửa đẩy VEGA, bắt đầu hoạt động trong không gian. Ảnh: Vast.ac
VNREDSat-1 tách khỏi khoang chở hàng của tên lửa đẩy VEGA, bắt đầu hoạt động trong không gian. Ảnh: Vast.ac

Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh quang học quan sát Trái đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt trái đất. Vệ tinh có quỹ đạo đồng bộ mặt trời (SSO), độ cao là 680 km. Độ phân giải mặt đất là 2,5 m (PAN) và 10 m (MS). Vệ tinh có kích thước 600 mm x 570 mm x 500 mm và nặng khoảng 120 kg. Tuổi thọ của vệ tinh theo thiết kế là 5 năm.

Theo VnExpress.net

Đọc thêm

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.
Facebook, TikTok theo dõi người dùng để trục lợi

Facebook, TikTok theo dõi người dùng để trục lợi

Nhà chức trách Mỹ cáo buộc các công ty mạng xã hội và nền tảng streaming lớn – bao gồm Amazon, YouTube, Facebook, TikTok – theo dõi người dùng để trục lợi từ thông tin cá nhân của họ.
Điện thoại bán chạy nhất thế giới

Điện thoại bán chạy nhất thế giới

Trong nửa đầu năm 2024, iPhone 15 Pro Max đứng đầu doanh số smartphone toàn cầu và tạo khoảng cách rất xa với cái tên xếp ở vị trí phía dưới.
Loạt sản phẩm Apple vừa ngừng bán

Loạt sản phẩm Apple vừa ngừng bán

iPhone 16 trình làng: iPhone 15 Pro, Apple Watch Series 9 hay ốp lưng FineWoven là những sản phẩm không còn phân phối tại cửa hàng Apple sau sự kiện ngày 9/9.
iPhone 16 khác gì iPhone 13?

iPhone 16 khác gì iPhone 13?

iPhone 16 trình làng: Những người dùng iPhone đời cũ là nhóm khách hàng sẽ quan tâm nhất tới iPhone 16. Với thế hệ iPhone 13 từ 3 năm trước, iPhone 16 mang lại nhiều cải tiến về phần cứng, camera và AI.
Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.