Vì sao cần tiêm mũi 2 vaccine COVID-19, cách xử trí phản ứng sau tiêm thế nào?

Nhiều người đã tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 và chuẩn bị tiêm mũi 2 nhưng lại e ngại về phản ứng sau tiêm. Vậy tiêm vaccine mũi 2 sẽ có phản ứng thế nào và cần phải chuẩn bị những gì? Xử trí ra sao?

Thông tin chia sẻ uy tín, chuẩn xác từ TS. BS. Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương.

1. Vì sao cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 2?

Có nhiều loại vaccine, trong đó có vaccine phòng COVID-19 yêu cầu phải tiêm ít nhất 2 mũi. Nếu không được tiêm vaccine COVID-19 mũi hai , cơ thể sẽ không được kích hoạt đủ chức năng miễn dịch để bảo vệ khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Thông thường khoảng cách giữa hai mũi vaccine là 4 tuần (có một số ít vaccine được đề xuất 2-3 tuần).

Hiện nay vaccine phòng COVID-19 của Moderna có khoảng thời gian giữa 2 mũi tiêm được khuyến nghị là 4 tuần; vaccine của Pfizer-BioNTech, vaccine Vero cell, vaccine Sputnik yêu cầu tiêm hai liều cách nhau 21- 28 ngày; trong khi vaccine của AstraZeneca đề nghị khoảng cách giữa 2 liều từ trên 4 - 12 tuần… Đây là khoảng thời gian được cho là thích hợp nhất kích hoạt đáp ứng miễn dịch thứ phát.

Vì sao cần tiêm mũi 2 vaccine COVID-19, cách xử trí phản ứng sau tiêm thế nào?

Thông thường khoảng cách giữa hai mũi vaccine là 4 tuần (có một số ít vaccine được đề xuất 2-3 tuần).

Kết quả sau đáp ứng miễn dịch thứ phát là nồng độ kháng thể được sinh ra đạt mức cao gấp nhiều lần so với kháng thể sinh ra sau khi tiêm mũi đầu tiên (đáp ứng miễn dịch tiên phát).

Vaccine cho mũi thứ hai tốt nhất là cùng loại với vaccine tiêm mũi thứ nhất và các lịch trình được khuyến nghị sau đó (nếu có). Cùng với việc kích thích cơ thể sinh ra một lượng kháng thể lớn, mũi tiêm thứ hai còn phát động một quá trình đáp ứng miễn dịch phức tạp, có sự tham gia của nhiều hệ tế bào miễn dịch, giúp cho cơ thể có “trí nhớ miễn dịch”, nhờ đó phát động được hệ thống phòng vệ đặc hiệu, bảo vệ cơ thể nếu có sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh lần sau. Đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai sẽ nhanh hơn, mạnh hơn so với sau khi tiêm mũi vaccine thứ nhất.

2. Phản ứng sau tiêm là gì?

Cùng với quá trình kích hoạt hệ thống miễn dịch , một số phản ứng không mong muốn thường xảy ra sau khi tiêm vaccine, đặc biệt là mũi vaccine thứ hai. Đây là các phản ứng thông thường và thường cũng được dự báo trước.

Các vaccine phòng COVID-19 thường có phản ứng sau tiêm khá giống nhau và cũng thường không kéo dài – chỉ khoảng 3 ngày. Các phản ứng không mong muốn sau tiêm vaccine COVID-19 thường là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau nhức toàn thân và sốt.

Cũng bởi quá trình đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ khi có tiếp xúc kháng nguyên lần sau (thứ phát) mà các phản ứng không mong muốn sau tiêm mũi vaccine thứ hai thường mạnh hơn sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên.

Thêm vào đó, phản ứng sau tiêm là một những “kết quả” của sự tương tác giữa vaccine và hệ thống miễn dịch, vì vậy phản ứng sau tiêm cũng khác nhau ở từng người.

3. Tại sao phản ứng sau tiêm mũi vaccine thứ hai thường mạnh hơn sau mũi đầu tiên?

Nếu có phản ứng sau tiêm, thông thường đó là dấu hiệu chỉ ra rằng vaccine đang hoạt động bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch.

- Khi tiêm mũi vaccine đầu tiên , hệ thống miễn dịch của chúng ta nhận ra thứ gì đó lạ. Hệ thống miễn dịch tự động phát động một cuộc tấn công quy mô nhỏ chống lại nó. Quá trình này dạy các tế bào miễn dịch của chúng ta nhận ra và phản ứng với “kẻ xâm lược”. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể gặp một số phản ứng hay còn gọi là tác dụng phụ.

- Khi chúng ta nhận được mũi tiêm vaccine thứ hai , hệ thống miễn dịch sẽ khởi động lại cuộc tấn công đó. Nhưng lần này, có nhiều tế bào miễn dịch hơn đã sẵn sàng và chờ đợi để phát động một cuộc tấn công với quy mô lớn hơn nhiều. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể cảm thấy nhiều tác dụng phụ hơn sau liều thứ hai. Nhưng chúng sẽ biến mất sau một vài ngày.

Có thể ví phản ứng của cơ thể đối với vaccine giống như một nhiệm vụ huấn luyện cho cuộc chiến thực sự. Khi đã được tiêm vaccine đầy đủ, nếu có bị nhiễm virus gây ra COVID-19, hệ thống miễn dịch sẽ sẵn sàng khởi động một cuộc tấn công thậm chí còn lớn và mạnh để bảo vệ chúng ta.

Tuy nhiên, nếu không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào - từ liều đầu tiên hoặc liều thứ hai - điều đó không có nghĩa là vaccine không hoạt động. Trong các thử nghiệm lâm sàng vaccine, hơn một nửa số người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nhưng kết quả thử nghiệm vẫn cho biết rằng vaccine có hiệu quả ở những người đó.

4. Xử trí các phản ứng sau tiêm như thế nào? Có thể dùng một số thuốc dự phòng phản ứng sau tiêm không?

Trong thời gian theo dõi sau tiêm (thường từ 1- 3 ngày), các phản ứng thông thường sau tiêm nếu có là “chuyện” bình thường.

Các thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường (như paracetamol) có thể giúp giải quyết các phản ứng sau tiêm . Người có phản ứng sau tiêm có thể nghỉ ngơi, uống nhiều nước, nếu có sốt lưu ý bổ sung các dung dịch bồi phụ nước và điện giải. Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng sau tiêm sẽ hết trong vòng 2-3 ngày.Trong trường hợp dấu hiệu đỏ, sưng nơi tiêm tăng lên sau 24 giờ hay tình trạng chung xấu hơn sau 2-3 ngày cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn xử trí hoặc để đánh giá các biến chứng nguy hiểm hơn nếu có.

Không nên dùng các thuốc để chủ động giảm đau, giảm sốt hoặc dự phòng dị ứng trước khi tiêm vaccine. Các thuốc này có thể tác động đến quá trình tương tác giữa vaccine với hệ thống miễn dịch của cơ thể để tạo miễn dịch. Thêm vào đó các thuốc này có thể làm lu mờ các phản ứng sau tiêm, làm cho khó đánh giá tình trạng phản ứng nặng (nếu có).

TS.BS. Lê Kiến Ngãi

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - BV Nhi Trung ương

Nguồn: SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Ăn trứng tốt hay xấu cho tim mạch?

Ăn trứng tốt hay xấu cho tim mạch?

Trứng là một trong những thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống. Ăn trứng cung cấp protein, chất dinh dưỡng, được coi là một trong những thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng…
Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới thế nào?

Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới thế nào?

Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh, trong khoảng 3 ngày tới, thời tiết trên địa bàn tỉnh hầu như không có mưa, ban ngày có nắng với mức nhiệt cao nhất 27-29 độ C.
Rối loạn lipid máu nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lipid máu nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng quá mức lipid hay mỡ trong máu. Tình trạng này có thể rất nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Vậy rối loạn lipid máu do đâu, có nguy hiểm không?
Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Sâu răng không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Thuê vàng cưới

Thuê vàng cưới

Ngồi tính toán chi phí cho hôn lễ, Trần Hà Phương nhận ra riêng khoản vàng cưới đã tốn 64 triệu đồng, số tiền quá lớn với cả hai gia đình nên cô quyết định đi thuê vàng.
Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, chiều nay (27/10), sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Khoai lang giàu chất dinh dưỡng khiến chúng trở thành một trong những thực phẩm lành mạnh nhất, có thể đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày…
Diễn biến mới của bão số 6

Diễn biến mới của bão số 6

Từ sáng ngày 27/10, trên đất liền khu vực Hà Tĩnh có gió cấp 4, cấp 5, ven biển cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8.