Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có "Đôi mắt đỏ", còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Một trong những thiết bị gây ấn tượng nhất của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 chính là "Đôi mắt đỏ" - Đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động "mềm" Shtora-1.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Theo thông báo từ truyền thông Nga, hiện tại các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S đầu tiên được Nhà máy UralvagonZavod chế tạo cho Việt Nam đã hoàn thành các bài kiểm tra chất lượng.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Những xe tăng trên đang được bàn giao cho kíp điều khiển người Việt Nam vận hành kiểm tra chất lượng trên thao trường của nước Nga trước khi làm công tác bàn giao.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Theo tiến độ dự kiến thì phía Nga sẽ hoàn tất công tác bàn giao tổng cộng 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S (bao gồm cả phiên bản xe tăng chỉ huy T-90SK) trong năm 2019.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Đây là chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy Lục quân Việt Nam bắt đầu được quan tâm đầu tư tiến lên hiện đại sánh ngang với Hải quân cũng như Phòng không - Không quân.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Khi cấu hình xe tăng T-90S Nga sản xuất cho Việt Nam đã rõ ràng thì rất mừng là nó vẫn được trang bị đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Sở dĩ có lo ngại trên là vì nhiều chiếc T-90S được Nga lắp ráp để bán cho khách hàng nước ngoài thời gian gần đây bao gồm Iraq và Ấn Độ đều lược bỏ thiết bị này, cho dù cấu hình T-90S của họ còn tiệm cận với T-90MS.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Vậy nguyên nhân nào đã khiến các quốc gia trên lược bỏ đèn nhiễu OTShU-1-7 trong khi Việt Nam vẫn yêu cầu lắp đặt? Để trả lời thì trước hết cần tìm hiểu tính năng của "Đôi mắt đỏ".

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Tác dụng chính của đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 là phòng chống tên lửa chống tăng (ATGM) thế hệ 1 và 2 được điều khiển thủ công (MCLOS) hay bán tự động (SACLOS).

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Nguyên lý dẫn đường của những loại ATGM thế hệ cũ là phải thông qua đèn phát tín hiệu gắn ở đuôi đạn, giúp hệ thống dẫn đường trên bệ phóng theo dõi từ đó xác định vị trí của tên lửa so với nguồn phát rồi đưa ra mệnh lệnh điều khiển.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Đèn nhiễu OTShU-1-7 khi phát hiện mối nguy cơ sẽ phát sóng đối kháng trên dải tần rất rộng từ 0,7 đến 2,7 mkm, đè lên tín hiệu từ đuôi tên lửa.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Khi bị chế áp bởi đèn nhiễu OTShU-1-7 thì hệ thống dẫn đường trên bệ phóng sẽ bị "lóa mắt", mất phương hướng, khiến quả tên lửa bay thẳng lên trời hoặc chệch mục tiêu.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Tuy nhiên phương thức dẫn bắn trên là của tên lửa đời cũ, khi gặp phải ATGM thế hệ 3 như FGM-148 Javelin của Mỹ với hệ dẫn đường tự động thì đèn nhiễu OTShU-1-7 sẽ bị mất hoàn toàn tác dụng.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Tên lửa Javelin thuộc dạng vũ khí "phóng và quên", sau khi được bắn đi nó không cần bất cứ một sự dẫn hướng nào từ bệ phóng nữa nhờ được trang bị một đầu dò ảnh nhiệt có độ nhạy rất cao.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Khi tên lửa chống tăng của đối phương không cần bệ phóng phải nhìn thấy đèn tín hiệu ở đuôi để ra lệnh điều khiển thì dĩ nhiên đèn nhiễu OTShU-1-7 sẽ chẳng có vai trò gì trong việc làm mất phương hướng của tên lửa nữa.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Ấn Độ và Iraq cho rằng đối thủ tiềm tàng của họ đã được trang bị rộng rãi ATGM thế hệ 3 nên việc lắp OTShU-1-7 là không cần thiết.

Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có “Đôi mắt đỏ”, còn Iraq, Ấn Độ lại không?

Nhưng Việt Nam thì khác bởi mối nguy từ ATGM đời cũ vẫn còn rất lớn, không thể coi thường, cho nên "Đôi mắt đỏ" vẫn xuất hiện trên T-90S của chúng ta.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.