Việt Nam tích hợp thành công tên lửa Kh-35 cho Tàu 20?

Hình ảnh tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 lớp Pohang với các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E vừa được đăng tải.

Hiện tại, trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam có 2 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang do Hàn Quốc chuyển giao đó là Tàu 18 và Tàu 20, trong đó Tàu 20 có cấu hình vũ khí nguyên vẹn nhất khi không bị cắt giảm, mang lại triển vọng nâng cấp rất cao.

Nguồn tin từ tạp chí quốc phòng Defense Times của Hàn Quốc từng cho biết, Hải quân Việt Nam sẽ tiến hành tháo bỏ radar điều khiển hỏa lực WM-28 cùng với thiết bị định vị thủy âm nguyên bản SQS-58 trên tàu Pohang.

Thay thế thiết bị trên sẽ là một loại radar điều khiển hỏa lực có nguồn gốc từ Ấn Độ, thiết bị định vị thủy âm nhiều khả năng cũng do New Delhi cung cấp, đó có thể là loại HMS-X2 mà Việt Nam lựa chọn để nâng cấp các tàu Petya, đi kèm với đó là dàn ngư lôi chống ngầm cỡ 400 mm.

Việt Nam tích hợp thành công tên lửa Kh-35 cho Tàu 20?

Tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 với cấu hình vũ khí nguyên bản

Cải tiến đáng kể nhất mà tạp chí Hàn Quốc nhận định chính là việc Việt Nam sẽ tiến hành tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E cho cả hai tàu Pohang, biến chúng thành chiến hạm đa năng có sức mạnh đáng gờm.

Và mới đây nhất, hình ảnh tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 mang 2 cụm 8 ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35 Uran-E đã được đăng tải, cho thấy nó đã “lột xác” thành một chiến hạm đa năng đúng nghĩa.

Ngoài Tàu 20 thì cấu hình trang bị tên lửa chống hạm như trên hoàn toàn có thể áp dụng trên cả Tàu 18, mang lại sức mạnh vượt trội cho lớp tàu chiến này, thậm chí hơn cả khi nó còn phục vụ trong biên chế Hải quân Hàn Quốc.

Việt Nam tích hợp thành công tên lửa Kh-35 cho Tàu 20?

Hình ảnh Tàu 20 được bổ sung các ống phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E

Tuy nhiên ở đây có một chi tiết cần lưu tâm đó là chưa thấy được radar dẫn bắn cho tên lửa Kh-35 Uran-E, thông thường các tàu khác của Hải quân Việt Nam sẽ phải mang radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal trên đỉnh tháp radar cho nhiệm vụ này.

Do vậy để chiếc Pohang có khả năng tác chiến độc lập mà không phải phụ thuộc vào việc nhận dữ liệu mục tiêu từ các tàu khác trong biên đội thì sẽ cần bổ sung radar Garpun-Bal vào nóc cabine chỉ huy, còn khi chưa có chi tiết này thì khả năng cao mới là đang thử nghiệm cấu hình.

Như vậy sau tên lửa phòng không vác vai Igla, tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam đã được bổ sung một thứ vũ khí mới cực mạnh, giúp đưa nó lên một tầm cao vượt trội.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.