Việt Nam lắp Kh-35, sonar Ấn Độ cho tàu Pohang

Tạp chí Defense Times của Hàn Quốc vừa đăng tải thông tin đáng chú ý liên quan tới tàu hộ vệ săn ngầm Pohang mà nước này chuyển giao cho Việt Nam.

Hiện tại Hải quân nhân dân Việt Nam đã nhận được 2 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang Flight III từ Hải quân Hàn Quốc, đó là Tàu 18 (vốn là chiếc PCC-761 Gimcheon) và Tàu 20 (vốn là chiếc PCC-765 Yeosu).

Cấu hình vũ khí của hai chiến hạm trên tương đối khác nhau, trong khi Tàu 20 còn đủ như khi phục vụ trong Hải quân Hàn Quốc thì Tàu 18 chỉ giữ lại 1 khẩu pháo Oto Breda 76,2 mm trước mũi, 1 khẩu Dardo 40 mm sau đuôi và 1 bệ pháo Sea Vulcan 20 mm.

Nhưng điều đáng quan tâm nhất đó là cả Tàu 18 và Tàu 20 đều còn thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn dưới bụng, trong đó Tàu 20 thậm chí còn cả cụm ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm.

Việt Nam lắp Kh-35, sonar Ấn Độ cho tàu Pohang

Tàu hộ vệ săn ngầm 18 của Hải quân nhân dân Việt Nam

Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề gây thắc mắc, đó là nếu còn giữ lại cấu hình vũ khí nguyên bản thì Hải quân Việt Nam sẽ đảm bảo khâu đạn dược cho hai con tàu này ra sao, khi chúng khác hệ với vũ khí Nga mà chúng ta đang sử dụng.

Nếu như đạn pháo 76,2 mm Việt Nam còn có thể tự nghiên cứu chế tạo khi chúng ta đã cơ bản làm chủ việc sản xuất đạn cho pháo AK-176 thì giải quyết vấn đề ngư lôi cho tàu Pohang sẽ rất khó khăn, chỉ còn lựa chọn duy nhất là đi mua của Hàn Quốc.

Nhưng mới đây tạp chí Defense Times của quân đội nước bạn lại cung cấp một thông tin rất đáng chú ý, đó là Hải quân Việt Nam sẽ tiến hành nâng cấp toàn diện dàn vũ khí của tàu Pohang về đúng với chuẩn hậu cần kỹ thuật của mình.

Việt Nam lắp Kh-35, sonar Ấn Độ cho tàu Pohang

Tàu hộ vệ săn ngầm 20 của Hải quân nhân dân Việt Nam

Cụ thể theo nguồn tin từ tạp chí quốc phòng Defense Times của Hàn Quốc, Hải quân Việt Nam sẽ tiến hành tháo bỏ radar điều khiển hỏa lực WM-28 cùng với thiết bị định vị thủy âm nguyên bản SQS-58.

Thay thế thiết bị trên sẽ là một loại radar điều khiển hỏa lực có nguồn gốc từ Ấn Độ, thiết bị định vị thủy âm nhiều khả năng cũng do New Delhi cung cấp, đó có thể là loại HMS-X2 mà Việt Nam lựa chọn để nâng cấp các tàu Petya, đi kèm với đó là dàn ngư lôi chống ngầm cỡ 400 mm.

Cải tiến đáng kể nhất chính là Việt Nam sẽ tiến hành tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E cho cả hai tàu Pohang, biến chúng thành chiến hạm đa năng có sức mạnh đáng gờm.

Hiện tại vẫn cần thêm thông tin để xác thực những gì mà tờ Defense Times của Hàn Quốc đăng tải, nhưng nếu điều đó trở thành hiện thực thì rõ ràng là một tin rất vui đối với chúng ta.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.