Mỹ tích hợp bom chính xác lên tổ hợp máy bay không người lái

Ngày 13-5, theo thông tin từ Lầu Năm góc, Không quân Mỹ đã tích hợp thành công dòng bom chính xác sử dụng định vị vệ tinh GPS GBU-38 lên tổ hợp máy bay không người lái tấn công (UACV) MQ-9 Reaper. Giải pháp này sẽ giúp Không quân Mỹ có thể sử dụng UACV vào các phi vụ tấn công trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết với chi phí thấp.

my tich hop bom chinh xac len to hop may bay khong nguoi lai

UACV MQ-9 Reaper chuẩn bị cất cánh trong một nhiệm vụ tấn công.

Nguồn tin trên cho biết, UAV MQ-9 Reaper đã thực hiện thành công phi vụ tấn công thử nghiệm với dòng bom điều khiển hoán cải nhờ bộ trang bị chuyển đổi đặc biệt GBU-38 hay SDB tại bãi thử thuộc căn cứ không quân Nellis, bang Nevada.

Tạp chí Warrior nhận định, khả năng chiến đấu của MQ-9 Reaper đã được mở rộng đáng kể nhờ việc tích hợp bom GBU-38. Điều này đơn giản vì dòng bom JDAM trên có giá thành thấp hơn nhiều so với tên lửa Hellfire hay bom thông minh chỉ thị bằng la-de GBU-12 Paveway II MQ-9 Reaper có thể mang theo. Ngoài ra, việc lắp ráp bom GBU-38 lên UACV MQ-9 Reaper cũng tốn ít thời gian hơn so với việc lắp bom GBU-12 khoảng 10 phút. Điều này giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị vũ khí, qua đó nâng cao hiệu suất chiến đấu.

Bom GBU-38 thực tế là bom thông thường MK 82 (227kg) được lắp đặt thêm bộ thiết bị gắn ngoài giúp hoán cải chức năng thành bom JDAM. Nhờ trang bị công nghệ dẫn đường GPS, bom GBU-38 có thể tấn công mục tiêu với sai số (CEP) chỉ khoảng 10m. Không quân Mỹ hiện coi GBU-38 là dòng bom thông minh có giá thành hợp lý nhất hiện nay.

Mỹ hiện đang áp dụng rộng rãi công nghệ hoán cải bom thông thường thành bom thông minh thông bằng các tổ hợp thiết bị chuyển đổi GBU. Đây là hướng phát triển tiết kiệm chi phí và tận dụng các đơn vị bom thông thường đang được niêm cất. Thiết kế của các tổ hợp GBU được mô-đun hóa phù hợp với hầu hết các loại bom thông thường cỡ 120kg (Mk.81), 250kg (Mk.82) và 500kg (Mk.83). Tổ hợp GBU với cơ cấu dẫn đường đơn kênh (quang truyền hình, chỉ thị la-de, GPS hay ảnh hồng ngoại) không chỉ giúp tăng bán kính chiến đấu của bom thông minh, mà còn giảm sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) của vũ khí xuống còn dưới 10m. Hiện, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng áp dụng công nghệ tương tự.

Theo QĐND

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast