Ớn lạnh với tàu ngầm lớp Seawolf của Mỹ?

Từ lâu, tàu ngầm lớp Seawolf của Mỹ từng được mệnh danh là sát thủ diệt tàu ngầm hạt nhân nguy hiểm, điều này làm cho Nga -Trung ớn lạnh.

Theo trang National Interest của Mỹ, ấn phẩm phát hành hôm 22/10, từ lâu tàu ngầm lớp Seawolf được thế giới ca ngợi là hiện đại nhất, đắt nhất trong lịch sử hàng hải của nhân loại dùng cho mục đích "tìm và diệt" tàu ngầm hạt nhân tấn công của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Đầu thập niên 80 ở thế kỷ trước, nhằm mục đích tạo ra đối trọng với các loại tàu ngầm siêu tốc hạt nhân Typhoon và Akula của Hải quân Liên Xô hoạt động trong môi trường biển sâu, Hải quân Mỹ đã phát triển tàu lớp Sói biển (Seawolf). Tàu có khả năng chống lại những tàu ngầm và tàu nổi hiện đại nhất như tiêu diệt tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô, đây là lực lượng chủ đạo của hải quân Xô Viết thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Với nền tảng thiết kế đa nhiệm, Seawolf có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như trinh sát, cảnh báo, giám sát hay thông tin liên lạc.

Ngay khi Liên Xô tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, và do chi phí quá lớn nên tàu ngầm lớp Seawolf đã bị thu hẹp quy mô, số lượng.

on lanh voi tau ngam lop seawolf cua my

Tàu ngầm lớp Seawolf của Mỹ

on lanh voi tau ngam lop seawolf cua my

Tàu ngầm lớp Akula của Nga

Vào cuối những năm 80, Hải quân Mỹ (USN) phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Đặc biệt là sau khi Liên Xô nhận được nguồn tin tình báo của tổ chức gián điệp gia đình Walker cho hay USN có thể theo dõi tàu ngầm của Liên Xô thông qua tiếng ồn cánh quạt.

Điều này khiến Liên Xô phải tìm kiếm các loại động cơ tốt hơn từ phương Tây để giảm ồn. Năm 1981, công ty Toshiba, Nhật Bản đã bán động cơ cánh quạt cho Liên Xô, động cơ này hiện rất phổ biến trong các loại động cơ 9 trục CNC thông qua công ty trung gian Kongsberg của Na Uy.

Đến giữa thập niên 80, máy móc thiết bị mới của Liên Xô bắt đầu được đưa vào ứng dụng. Tàu ngầm lớp Akula mới có thêm nhiều tính năng, đặc biệt khả năng giảm ồn đáng kể.

Một nguồn tin thân cận của chính phủ Mỹ cho tờ Los Angeles Times cho hay "Tàu ngầm mới của Liên Xô trở nên êm hơn, im lặng hơn sau khi được trang bị động cơ mới của Toshiba".

Nguyên thuỷ, tàu lớp Akula thể lặn sâu đến hai ngàn feet (610 m) trong khi đó tàu ngầm tuyến đầu của USN, như tàu lớp Los Angeles mới chỉ lặn được 650 feet (gần 200 m).

on lanh voi tau ngam lop seawolf cua my

Cấu trúc cơ bản của tàu ngầm lớp Seawolf

Để chống lại mối đe dọa của tàu Akula, USN đã bắt tay vào việc sản xuất tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf.

Thân tàu được chế từ thép hợp kim HY-100 dày 2 inch (5,08cm) chịu được áp lực khi lặn sâu.

Thép HY-100 khoẻ hơn so với thép HY-80 được sử dụng cho các tàu lớp Los Angeles tới 20%. Kết quả, tàu ngầm lớp Seawolf có khả năng lặn sâu trên 2.000 feet, ước tính chiều sâu tác chiến hiệu quả từ 2.400 đến 3.000 feet (731m đến trên 914m).

Trước đây khi hoạt động ở độ sâu 353 feet (khoảng 108 m), Seawolf được thiết kế ngắn hơn so với các thế hệ tàu đi sau tới 7 feet (2,1m), nhưng lại có dầm rộng hơn tới 20 phần trăm, làm cho tàu tuy rộng hơn nhưng lại nặng hơn, giới hạn ngập nước 12.158 tấn.

Thế hệ tàu ngầm Seawolf hiện có được trang bị một lò phản ứng hạt nhân Westinghouse S6W, hai tuabin hơi nước, tổng công suất trục 52.000 mã lực.

Các lớp tàu ngầm đầu tiên của Mỹ sử dụng động cơ phản lực bơm phun dùng cho cánh quạt, đây là một tính năng đã được dùng cho tàu lớp Virginia mới nhất.

Kết quả, tàu lớp Seawolf có khả năng đạt tốc độ bề mặt tới 18 knots (trên 33km/h) và tốc độ tối đa khi hoạt động ngầm là 35 knots (trên 61km/h), khi chạy ở tốc độ im lặng là 20 knots/h (37km/h).

on lanh voi tau ngam lop seawolf cua my

Nội thất bên trong tàu USS Jimmy Carter (SSN-23)

Tàu ngầm Seawolf được trang bị hệ thống phát hiện tàu ngầm sonar BQQ 5D, trong đó có hệ thống thuỷ âm hình cầu chủ động và bị động đường kính 24 feet BQQ-5D, BQS-24.

Ngoài ra tàu ngầm còn được trang bị hệ thống định vị thủy âm TB-29 để phát hiện nhanh đối tượng gần như mìn hay thuỷ lôi.

Ban đầu, hệ thống dữ liệu chiến đấu của Seawolf dùng hệ thống của tàu Lockheed Martin BSY-2, trong đó sử dụng một mạng lưới khoảng 70 thiết bị vi xử lý Motorola 68030, tương tự như bộ xử lý dùng trong máy tính Macintosh, nhưng hiện tại đã được nâng cấp, thay bằng Hệ điều khiển vũ khí AN/BYG-1 hiện đại, đa năng.

Tàu ngầm Seawolf được thiết kế để trở thành thợ săn thực sự, được trang bị tới tám ống phóng ngư lôi cỡ 660mm, gấp đôi thế hệ tàu ngầm trước đó, chủ yếu để phóng ngư lôi hạng nặng Mk48 cỡ 533mm, nên giảm ồn, tránh bị tàu ngầm đối phương phát hiện.

Ngư lôi hạng nặng Mk48 nặng 1,5 tấn, dài 5,79m, lắp đầu đạn nặng 295kg, đạt tốc độ hành trình 55 hải lý/h. Đặc biệt, Mk48 có thể bắn mục tiêu ở độ sâu tối đa 800m, tầm bắn 38km (dẫn đường thụ động) hoặc 50km (dẫn đường chủ động).

Ngoài Mk48, Seawolf có khả năng phóng một số loại ngư lôi hạng nhẹ, thủy lôi, tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harpoon và cả tên lửa hành trình đối đất tầm xa Tomahwk, tối đa 50 quả. Với tên lửa Tomahawk, tàu ngầm Seawolf không chỉ có khả năng săn ngầm mạnh mà còn đe dọa mục tiêu đất liền cách xa hàng nghìn km, với độ chính xác cực cao.

Sự yên tĩnh của Seawolf đã giúp USN tạo ra ý tưởng nâng cấp các loại tàu ngầm hiện có như USS Jimmy Carter, kể cả việc bổ xung diện tích Sàn tháo tác đa năng (MMP) hỗ trợ hoạt động trong môi trường hoạt động bí mật của đội đặc nhiệm SEALs và các đội lặn trong khi ngập nước.

on lanh voi tau ngam lop seawolf cua my

Tất cả những tính năng nói trên đã phải trả giá bằng chi phí cực lớn. Tổng chi phí cho chương trình Seawolf ước khoảng 33 tỷ $ cho kế hoạch đóng 12 chiếc, chí phí này không thể chấp nhận nếu chỉ để đề phòng mối đe dọa của tàu Akula của Liên Xô.

Và do áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật cao nên Seawolf có giá tăng vọt, khoảng hơn 2 tỷ hoặc 4 tỷ USD. Theo kế hoạch USN sẽ đóng có 29 chiếc loại này, nhưng cuối cùng chỉ còn lại 3, gồm USS Seawolf (SSN-21), USS Connecticut (SSN-22) và USS Jimmy Carter (SSN-23).

on lanh voi tau ngam lop seawolf cua my

Tàu USS Seawolf (SSN-21), USS Connecticut (SSN-22) và USS Jimmy Carter (SSN-23)

on lanh voi tau ngam lop seawolf cua my
on lanh voi tau ngam lop seawolf cua my

Ngoài chi phí quá lớn, trong khi đó Chiến tranh Lạnh lại kết thúc nên dải hoạt động của Seawolf trở nên hạn hẹp. Vì vậy, tuy đã ra đời khá lâu, nhưng Seawolf vẫn được xem là một trong những tàu ngầm hạt nhân mạnh hàng đầu thế giới, chính điều này đã được các chuyên gia quân sự Nga thừa nhận.

Trong bối cảnh an ninh thế giới, đặc biệt là an ninh hàng hải đang trở nên sôi động như hiện nay, lớp tàu ngầm Seawolf hậu chiến tranh lạnh vẫn phát huy được tác dụng, đội tàu Seawolf nhỏ vẫn là một thế mạnh của Hải quân Mỹ, điều mà làm cho hải quân thế giới, nhất là Nga và Trung Quốc không thể xem thường được.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast