Tàu sân bay mới của Nga được trang bị những gì?

Tàu sân bay thế hệ mới của Nga vẫn là loại hạng nhẹ, chỉ mang số lượng máy bay chiến đấu giới hạn vài chục chiếc.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố kế hoạch trang bị tàu sân bay thế hệ mới cho lực lượng Hải quân nước này vào năm 2030. Từ những thông tin công khai, tàu sân bay mới của Hải quân Nga được trang bị động cơ hạt nhân, có khả năng tác chiến linh hoạt, trang bị hệ thống tác chiến-điện tử hiện đại…

Tuy nhiên, có một điểm nhấn đặc biệt là tàu sân bay mới của Nga vẫn dùng cơ chế hỗ trợ máy bay trên khoang cất cánh dạng dốc phóng, mà không phải là hệ thống máy phóng dùng động cơ hơi nước đang phổ biến hiện nay.

Điều này xuất phát từ truyền thống của các lớp tàu sân bay từ thời Liên bang Xô Viết và tới nước Nga hiện nay và cũng phù hợp với môi trường tác chiến chính của các “kỳ hạm trong hạm đội” này.

Xét về tính kỹ thuật, việc trang bị hệ thống máy phóng sử dụng động cơ hơi nước (loại đang được Hải quân Mỹ sử dụng trên các tàu sân bay) có nhiều lợi thế hơn so với dốc phóng ở việc giúp máy bay cất cánh mang được trọng tải vũ khí, trang bị lớn hơn; thời gian triển khai máy bay trên khoang lên không nhanh hơn…

Tàu Kuznetsov không trang bị máy phóng hơi nước, khiến các tiêm kích hạm trên tàu chỉ có thể cất cánh với lượng vũ khí và nhiên liệu hạn chế.

Tàu Kuznetsov không trang bị máy phóng hơi nước, khiến các tiêm kích hạm trên tàu chỉ có thể cất cánh với lượng vũ khí và nhiên liệu hạn chế.

Tuy nhiên, những ưu điểm này phù hợp với các tàu sân bay lớn, nhiệm vụ chuyên biệt kiểu Mỹ. Đối với Hải quân Nga hiện nay, trang bị hệ thống như trên với môi trường tác chiến chính của Nga lại là nhược điểm, thậm chí là không an toàn.

Có thể thấy rõ, tàu sân bay thế hệ mới của Nga theo lời giới thiệu của Thượng tá Vladimir Triapichnikov vẫn là loại hạng nhẹ, nhiệm vụ chính vẫn là phòng không hạm đội và khả năng tấn công đối đất có giới hạn.

Điều này đồng nghĩa với việc tàu sân bay Nga sẽ chỉ mang số lượng máy bay chiến đấu giới hạn vài chục chiếc. Như vậy, việc trang bị hệ thống máy phóng hơi nước cồng kềnh là bất hợp lý.

Do sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn, các chi tiết của hệ thống máy phóng hơi nước nhanh chóng bị hư hại nghiêm trọng, thậm chí là bị vô hiệu hóa. Mặt khác, hơi nước bốc ra từ hệ thống do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp có thể tạo ra các lớp băng mỏng bám trên mặt sàn tàu sân bay, tạo ra nguy cơ trơn trượt, cực kỳ nguy hiểm…. và nhiều yếu tố kỹ thuật khác.

Trong khi đó, được biết, máy phóng hoạt động bằng cách dùng hơi nước từ lò đốt nhiên liệu hoặc lò phản ứng hạt nhân trên tàu để tạo lực đẩy, hỗ trợ máy bay cất cánh từ tàu sân bay. Mặc dù công nghệ phát triển vượt bậc trong 65 năm qua, tàu sân bay Mỹ vẫn sử dụng các máy phóng bằng hơi nước như cũ.

Tuy nhiên, điều này sắp sửa thay đổi với Hệ thống phóng máy bay bằng điện từ trường (EMALS), sẽ lắp đặt trên tàu sân bay đời mới đang đóng là chiếc USS Gerald R. Ford (CVN 78) dài 337 m của Mỹ, có thể mang theo hơn 75 máy bay trên boong.

Tàu sân bay hiện nay của Hải quân Mỹ dùng máy phóng bằng hơi nước - Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu sân bay hiện nay của Hải quân Mỹ dùng máy phóng bằng hơi nước - Ảnh: Hải quân Mỹ

Do vậy, công nghệ EMALS ra đời, tận dụng dòng điện để tạo từ trường để tăng lực đẩy,và tốc độ phóng có thể được điều chỉnh tùy theo trọng lượng của máy bay. Chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Gerald R. Ford sản sinh lượng điện gấp 3 lần tàu sân bay lớp Nimitz hiện tại của Hải quân Mỹ, nên thừa sức đủ điện cung cấp cho các máy phóng máy bay dùng điện từ trường.

“Đây sẽ là lần đầu tiên trong 60 năm chúng ta “bắn” một chiếc máy bay khỏi tàu sân bay bằng phương pháp khác với máy phóng hơi nước”, trang Defence Tech dẫn lời chuẩn đô đốc Thomas Moore, chỉ huy bộ phận nghiên cứu tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast