Xe tăng IS2 là nỗi kinh hoàng với phát xít Đức trong Thế chiến II

Nhờ lớp giáp dày, hỏa lực mạnh, xe tăng IS-2 là mũi nhọn của Liên Xô đè bẹp phát xít Đức trong giai đoạn cuối cuộc chiến.

Xe tăng IS2 là nỗi kinh hoàng với phát xít Đức trong Thế chiến II

Một chiếc IS-2 tham gia chiến dịch tấn công Berlin năm 1945. Ảnh: Tanks Encyclopedia.

Trong giai đoạn đầu Thế chiến II, Liên Xô sở hữu xe tăng hạng nặng KV với lớp giáp thép dày 120 mm, có khả năng chống chịu hỏa lực mạnh của phát xít Đức. Tuy nhiên, Đức từ cuối năm 1941 cải tiến pháo phòng không Flak-36 88 mm thành vũ khí chống tăng, dễ dàng tiêu diệt tăng KV. Lúc này nhiều người bắt đầu chỉ trích KV vì khả năng cơ động kém, tốc độ thấp, hệ thống truyền động kém tin cậy và khối lượng quá lớn, theo Tanks Encyclopedia.

Điều này buộc các kỹ sư Liên Xô phải phát triển dòng tăng hạng nặng thế hệ mới, dung hòa giữa yếu tố hỏa lực, khối lượng và tốc độ, đặt tên là KV-85. Tuy nhiên, ở thời điểm tham chiến tháng 8/1943, tăng KV-85 tỏ ra quá yếu trước các xe tăng hạng nặng của Đức như Panther và Tiger.

Sau nhiều nỗ lực, vào tháng 1/1944, Liên Xô cho ra mắt xe tăng hạng nặng IS-2 với biệt danh "xe tăng của Stalin", sở hữu lớp giáp trước dày và pháo chính cỡ nòng 122 mm để đối đầu với các xe tăng hạng nặng của Đức. Đây được coi là át chủ bài để Hồng quân Liên Xô xóa sổ lực lượng thiết giáp đối phương ở Mặt trận phía Đông, cũng là mũi nhọn tiên phong trong trận đánh cuối cùng ở Berlin.

Điểm nổi bật của IS-2 là giáp trước dày 120 mm với góc nghiêng 30 độ, giáp sườn dày 60 mm và nghiêng 72 độ, giúp nó chống chịu hỏa lực đối phương tốt hơn mà không làm tăng khối lượng. Nhờ vậy, IS-2 có thể chịu được đạn pháo xuyên giáp cỡ nòng 88 mm ở khoảng cách 1.000 m. Tuy nhiên, không gian bên trong xe tương đối hẹp, chỉ có thể chứa kíp lái 4 người gồm trưởng xe, lính nạp đạn, pháo thủ và lái xe.

IS-2 sử dụng động cơ diesel V2-IC, tương tự loại cho xe tăng KV-1 nhưng được áp dụng một số cải tiến giúp nó đạt tốc độ 37 km/h và tầm hoạt động 250 km.

Tăng IS-2 ban đầu sử dụng pháo A19 có tốc độ khai hỏa tương đối chậm, chỉ bằng một nửa xe tăng T-34-85, đạn xuyên giáp đời cũ của nó không thể bắn thủng giáp trước của xe tăng Panther ở khoảng cách dưới 700 m.

Liên Xô sau đó thử nghiệm và thay thế pháo A19 trên IS-2 bằng pháo D-25T, có sơ tốc đầu nòng 780-790 m/s, có thể xuyên giáp thép dày 140 mm ở khoảng cách 500 m. Thời gian nạp đạn của D-25T cũng thấp hơn đáng kể so với A19, giúp tăng tốc độ khai hỏa của xe tăng. Xe tăng IS-2 còn được trang bị thêm ba súng máy DT cỡ nòng 7,62 mm để chống bộ binh và một súng máy phòng không DShK cỡ 12,7 mm.

Tham chiến

Với khả năng diệt xe tăng Panther và Tiger của Đức cũng như phá hủy các công sự kiên cố bằng đạn nổ mạnh (HE), IS-2 trở thành vũ khí quý giá trên chiến trường của Liên Xô và chỉ được biên chế cho các tiểu đoàn cận vệ tinh nhuệ.

Một lữ đoàn xe tăng cận vệ của Liên Xô thường được biên chế thành ba trung đoàn, mỗi trung đoàn được trang bị 65 chiếc IS-2. Các trung đoàn này được triển khai trong nhiều chiến dịch tấn công quy mô lớn, đóng vai trò là mũi nhọn tiên phong để chọc thủng tuyến phòng ngự kiên cố, yểm trợ bộ binh tấn công, phá hủy hầm ngầm, công trình và các mục tiêu mềm khác của Đức. IS-2 có thể giao chiến trực tiếp với mọi xe tăng thiết giáp của Đức khi có lệnh.

Xe tăng IS2 là nỗi kinh hoàng với phát xít Đức trong Thế chiến II

Một chiếc IS-2 được phục chế tại Ba Lan vào năm 2013. Ảnh: Devian Art.

Lần thực chiến đầu tiên của IS-2 diễn ra vào tháng 2/1944 ở trận Korsun Chevchenkovski tại Ukraine. Sau đó hai tháng, một đơn vị gồm 10 xe IS-2 thuộc Trung đoàn số 72 đã phá hủy khoảng 41 xe tăng Tiger và xe diệt tăng Ferdinand của Đức, trong khi chỉ mất 8 chiếc. Giáp trước của IS-2 chứng tỏ được khả năng chịu đạn pháo 88 mm của Đức ở khoảng cách 1.000 m.

Sau một lần giao tranh ở thị trấn Targu Frumos, một xe tăng IS-2 bị hư hại và được đích thân tướng Đức Heinz Wilhelm Guderian, cha đẻ của chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" (Bliztkrieg), tới kiểm tra.

"Không nên giao tranh với IS-2 nếu không chiếm được ưu thế áp đảo trên chiến trường. Chúng ta cần một trung đội xe tăng Tiger đầy đủ để đối phó với nó. Nỗ lực đối đầu đơn độc với IS-2 sẽ khiến những chiếc Tiger vô giá bị phá hủy", Guderian sau đó ra chỉ thị.

Uy lực của IS-2 buộc Đức phải áp dụng chiến thuật mới. Theo đó, quân Đức sẽ huy động số xe tăng áp đảo đối thủ, tấn công thọc sườn và bao vây xe tăng Liên Xô, sau đó tấn công những vị trí dễ tổn thương như đuôi xe và mặt sau tháp pháo từ khoảng cách gần.

Nhiều xe tăng IS-2 tham gia chiến dịch Bagration, cuộc tấn công mùa hè năm 1944 vào phía đông nước Đức. Trong chiến dịch này, 11 chiếc IS-2 của Trung đoàn Xe tăng hạng nặng Độc lập số 71 đã đẩy lùi cuộc tấn công của 14 xe tăng Panzer VI đời mới của Đức.

Xe tăng IS2 là nỗi kinh hoàng với phát xít Đức trong Thế chiến II

Xác xe tăng IS-2 được dùng làm bia mục tiêu sau Thế chiến II. Ảnh: Tanks Encyclopedia.

Tuy nhiên, xe tăng IS-2 vẫn gặp nhiều hạn chế như thời gian nạp đạn lên tới 20-30 giây, đủ để những chiếc Panzer bắn ra tới 7 phát đạn. Ngoài ra, đạn pháo 122 mm của IS-2 có kích thước lớn, khó sử dụng và thường xuyên ở trong tình trạng thiếu thốn.

Xe tăng IS-2 tiếp tục được sử dụng với vai trò tiên phong trong trận tấn công vào Berlin và phá hủy nhiều tòa nhà nhờ đạn HE. Liên Xô thường tổ chức các đơn vị nhỏ gồm 5 chiếc IS-2 được yểm trợ bởi một đại đội bộ binh để chọc thủng phòng tuyến, phá hủy công sự và hầm ngầm Đức.

Liên Xô đã sản xuất tổng cộng 3.854 xe tăng IS-2. Sau Thế chiến II, dòng xe này tiếp tục được hiện đại hóa và trong biên chế nhiều nước cho tới năm 1995./.

Theo Duy Sơn/VnExpress

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.