'What A Wonderful World': Thế giới diệu kỳ của Louis Amstrong

Cách đây gần tròn nửa thế kỷ, vào năm 1967, ca sĩ huyền thoại nhạc Jazz, Louis Amstrong cho ra mắt đĩa đơn mới nhất của mình có tên gọi What A Wonderful World. Đó là một bài hát kỳ lạ khi thị trường Mỹ gần như dửng dưng với nó nhưng chính bài hát này lại đã nâng Louis Amstrong, từ một nghệ sỹ tài hoa, trở thành huyền thoại.

Louis Amstrong và single “What A Wonderful World” phát hành năm 1967 dưới nhãn hiệu của hãng ABC

Louis Amstrong và single “What A Wonderful World” phát hành năm 1967 dưới nhãn hiệu của hãng ABC

Louis Amstrong gắn chặt cuộc đời với cây trumpet và dòng nhạc Jazz sóng sánh nhưng What A Wonderful World lại chẳng dính dáng gì đến Jazz cả. Nhưng vượt lên hết thảy, nó trở thành một tuyên ngôn âm nhạc diệu kỳ của Amstrong, về cuộc sống, về chiến tranh, màu da…

Định mệnh

What A Wonderful World khởi thủy sáng tác không để dành cho Louis Amstrong mà là dành cho một giọng ca da trắng huyền thoại, Tony Bennett.

Cả 2 nhạc sĩ sáng tác bài này, Bob Thiele và George David Weiss vào thời điểm ấy quyết định sáng tác một bài hát mang hương vị tươi sáng, hòa giải, hướng về tương lai nhất là khi nước Mỹ đang bị ám đầy thuốc súng bởi cuộc chiến ở Việt Nam, những vụ ám sát, bãi khóa, phân biệt chủng tộc…

Khi sáng tác xong họ muốn một giọng ca da trắng sẽ thể hiện tinh thần ấy một cách lạc quan nhất, không ai khác hơn là giọng ca đang rất được yêu mến vào thời điểm ấy, Tony Bennett.

Nhưng đáng tiếc, Tony Bennett đã từ chối mà chẳng có lý do gì.

Sáng tác tưởng chừng sẽ bị lưu kho thì nhà sản xuất âm nhạc Artie Butler gợi ý rằng có thể đưa bài này cho Louis Amstrong, một nghệ sỹ Jazz rất được sủng ái. Không những thế Amstrong là người da màu, điều đó sẽ lôi kéo thêm được những công chúng cùng màu da.

Bên cạnh đó, dù được xem là một nghệ Jazz tài hoa từ những thập niên 1930 nhưng sang đến thời điểm 1960 thì Jazz đang bị rock ‘n roll thao túng. Những nghệ sỹ nhạc Jazz bắt đầu gặp khó khăn và bản thân Luois Amstrong cũng phải tự thay đổi dòng nhạc của mình khi vào năm 1963 ông tung ra single Hello, Dolly! thuần Pop và thắng lợi rực rỡ. Điều đó có nghĩa, giao What A Wonderful World cho Louis Amstrong là chỉ có thắng.

Và thế là cặp sáng tác Bob Thiele và George David Weiss đều đồng ý đưa bài cho Amstrong. Tháng 8/1967 họ gặp nhau và phản ứng của Louis Amstrong là rất tích cực. Ông rất thích bài hát này và hẹn gặp nhau tại Las Vegas cho phần thu âm chính thức vào ít ngày sau.

Với Louis Amstrong, bài hát này thật sự là một định mệnh bởi nó quá trùng khớp với những suy nghĩ của ông về một thế giới đang hỗn loạn và thiếu hẳn những cái nhìn tích cực ở tương lai.

Chuyện tưởng thế là xong nhưng bất ngờ Louis Amstrong bị ngáng chân bởi một người thân thiết mà suýt nữa đổ bể cả dự án.

Cấm cửa

Người ngáng chân Louis Amstrong không ai khác là Larry Newton, chủ tịch hãng đĩa ABC, hãng đĩa mà Louis Amstrong vừa về đầu quân.

Bản thân Larry Newton rất mê Amstrong, mê đắm đuối chất giọng và âm nhạc của ông. Mời Amstrong về ABC là Newton muốn tiếp tục khai thác sự vĩ đại trong giọng hát và sự thu hút đám đông khổng lồ của nghệ sỹ này. Dù không nói ra nhưng Larry Newton rất muốn Amstrong sẽ có lại những bài hit kiểu như Hello, Dolly! và tạo thêm danh tiếng cho hãng ABC.

Tháng 8/1967 ấy, Larry Newton cũng đến Las Vegas để giới thiệu Amstrong với báo giới. Ông không hề biết Amstrong cũng đến để thu âm What A Wonderful World. Sau khi họp báo xong, Amstrong đưa bài hát cho Newton xem và hy vọng ông chủ cũng sẽ rất thích nó.

Nhưng thật bất ngờ, trái ngược với sự dự đoán của toàn bộ ê-kíp, Larry Newton nhăn mày và phản đối. Ông không thích tư tưởng bài hát, ông cho rằng nhạt nhẽo và chẳng có vị gì. Nói xong Newton bỏ đi.

Chưng hửng nhưng cuối cùng cả nhóm vẫn quyết định ghi âm. Buổi ghi âm được ấn định vào 2h sáng, vừa để yên tĩnh thu âm mà cũng để tránh cho ông chủ dòm ngó.

2h sáng, tất cả có mặt tại phòng ghi âm và bất ngờ Larry Newton cũng có mặt. Chẳng biết bằng cách nào ông xông vào được tận nơi và một lần nữa cấm Louis Amstrong hát bài hát này.

Nhưng lần này thị mọi chuyện đã khác đi. Đáp lại sự thịnh nộ của ông chủ, các ê kíp đã đóng sập lại cánh cửa chính, đẩy ông chủ ra ngoài. Nhà sản xuất Artie Butler lệnh cho nhân viên bảo vệ “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, kể cả ông chủ đòi vào cũng “cấm cửa”.

Tình hình căng như dây đàn. Với không khí ấy làm sao có thể cất nổi giọng hát? Nhưng không, bản thu hôm ấy của Louis Amstrong cũng chính là bản chính thức tồn tại gần nửa thế kỷ qua.

Có ai nghe lại bài hát này mà thấy được sự lo âu của Amstrong? Không một chút. Ngược lại, đó là bản thu vĩ đại, một giọng hát khàn nhựa chất chứa sự thiết tha và ấm áp tình người.

Amstrong bỏ tất cả mọi căng thẳng bên ngoài phòng thu. Ông trở thành một con người khác, con người của âm nhạc, được hát bài hát mà ông xem là bài hát cuộc đời.

6h sáng, tất cả hoàn thành và cả bọn cùng nhau đi ăn sáng như không có chuyện gì xảy ra.

Nước Mỹ thờ ơ

Ngày 18/10/1967, single What A Wonderful World chính thức trình làng với tổng số đĩa được phát hành là… 1000 đĩa, một con số cực kỳ khiêm tốn. Ai cũng hiểu đó là màn trả thù của ông chủ tịch. Vì không “trói” được Amstrong bởi ông quá nổi tiếng nên Newton quyết định chẳng đoái hoài gì đến single này.

Không quảng bá, không “lobby” các đài phát thanh, hội quán… Và nước Mỹ khi ấy, dù chuẩn bị bước vào năm 1968 với tình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng căng thẳng, lại thêm chuẩn bị bầu cử tổng thống, biểu tình gia tăng, phản chiến khắp nơi…, lẽ ra phải cần một bài hát xoa dịu. Thế nhưng đáp lại, What A Wonderful World lại chẳng được ai đoái hoài.

Và đó là một sai lầm của nước Mỹ. Vài tháng sau, 4/1968, hãng EMI của Anh, đối tác của ABC đã phát hành single này tại Anh và thắng lợi là tuyệt đối. What A Wonderful World trở thành bài hát bán chạy nhất trong năm, được yêu thích nhất trong năm và đưa Louis Amstrong thành kỷ lục khi trở thành nghệ sỹ già nhất (66 tuổi) có bài quán quân tại bảng xếp hạng âm nhạc ở Anh.

Và đến lúc ấy bài hát này mới tìm thấy công chúng của mình. Từ Anh, bài hát lan tỏa khắp thế giới.

Một thế giới hòa giải

What A Wonderful World nhanh chóng đưa Louis Amstrong từ tài hoa trở thành nghệ sỹ vĩ đại. Ông hát bài này với tất cả mọi cảm xúc, về một thế giới hòa giải, về bầu trời xanh và mây trắng, về những ngày tăm tối qua đi, người với người là bạn, gặp nhau bắt tay, không hận thù, không phân biệt màu da, về những đứa trẻ lớn lên và hiểu biết hơn thế hệ hệ cha ông. “Một thế giới diệu kỳ”, Louis Amstrong hát bằng tất cả niềm hy vọng.

Đã có nhiều người hỏi ông rằng tại sao giữa một thế giới chiến tranh loạn lạc như thế, khói súng khắp nơi, phân biệt đầy rẫy mà ông vẫn cứ ca ngợi “thế giới diệu kỳ”? Đáp lại, Amstrong trả lời rằng những gì đang xảy ra là do chính con người tạo nên và “thế giới này chỉ tuyệt diệu hơn nếu chúng ta cho nó những cơ hội”.

Đó cũng là tuyên ngôn âm nhạc của Louis Amstrong, người cả đời đem niềm vui đến cho mọi màu da bằng âm nhạc thuần khiết. What A Wonderful World trở thành một lọ thuốc giải độc cho những khó khăn của nước Mỹ vào thời điểm ấy. Nó được lắng nghe và thấu hiểu và cũng đưa Amstrong trở thành một đại sứ của hòa bình.

Năm 1988 bộ phim Goodmorning Vietnam đã gây chấn động và một phần trong số đó là nhạc phẩm bất hủ của Louis Amstrong bất chấp bộ phim kể về thời điểm của 1965 trong khi bài hát này mãi đến 1967 mới ra đời. Nhưng các nhà làm phim quá ấn tượng bài hát đến nỗi họ chấp nhận lùi khai sinh cho What A Wonderful World.

Cho đến giờ What A Wonderful World được xem là di sản của Mỹ, được đưa vào danh sách của Grammy và là bài hát quan trọng nhất trong sự nghiệp của Louis Amstrong.

Nhiều người đã nghĩ rằng Amstrong kiếm được rất nhiều tiền cho bài hát này. Nhưng sự thật khác rất nhiều. Ông chỉ nhận 250 USD cho phần thu âm với điều kiện tất cả các nhạc công chơi cùng cũng được trả tương tự.

Đó mới chỉ là một phần lý giải vì sao Louis Amstrong được yêu mến lâu dài đến vậy.

Theo thethaovanhoa.vn

Đọc thêm

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.
Mưa rào mùa hạ

Podcast tản văn: Mưa rào mùa hạ

Kỷ niệm tuổi thơ luôn sâu lắng, ngọt ngào để ai đi xa cũng muốn trở về, muốn được sống lại những ngày xưa yêu dấu...
Khi di tích kết nối công nghệ

Khi di tích kết nối công nghệ

Ứng dụng công nghệ để quảng bá di tích, cách làm này tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang mở ra hướng tiếp cận mới, sinh động hơn, gần gũi hơn với du khách – đặc biệt là giới trẻ.
Khi cổng làng "sính"... chữ Hán

Khi cổng làng "sính"... chữ Hán

Cổng làng Văn Xá (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh) mới được xây dựng, song việc thể hiện tên làng và câu đối nổi bật bằng chữ Hán đã gây ra những ý kiến không đồng tình.
Thái Lan bay drone truy tìm du khách quá hạn visa

Thái Lan bay drone truy tìm du khách quá hạn visa

Trước làn sóng chỉ trích về an ninh ngày càng gia tăng, chính quyền thành phố du lịch Pattaya quyết định sử dụng công nghệ hiện đại nhằm bảo vệ du khách và người dân.
Podcast truyện ngắn: Đêm không màu

Podcast truyện ngắn: Đêm không màu

Trên đời này, duyên phận không thể cưỡng cầu. Khi hạnh phúc tan vỡ điều cần làm không phải là trốn tránh hay chìm vào nỗi đau quá khứ mà phải đối diện để tìm lại chính mình!
Sôi động các lớp năng khiếu hè

Sôi động các lớp năng khiếu hè

Nghỉ hè là khoảng thời gian được thanh, thiếu nhi mong chờ nhất sau một năm học tập. Tại Hà Tĩnh, ngay từ đầu tháng 6, các lớp năng khiếu hè đã bắt đầu hoạt động, tạo sân chơi bổ ích cho các em.
Trăn trở bảo vệ bảo vật quốc gia ở Hà Tĩnh

Trăn trở bảo vệ bảo vật quốc gia ở Hà Tĩnh

Tại nhiều địa phương Hà Tĩnh, nhiều bảo vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ bị xâm hại dưới nhiều hình thức, không chỉ làm tổn hại giá trị lịch sử, văn hóa mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm bảo tồn di sản.