WHO: Xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi

Trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO, bà Maria Van Kerkhove ngày 19/12 cho biết, tổ chức này ghi nhận một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi, song sự đột biến nằm trong dự kiến.

Theo bà Maria Van Kerkhove, một nhóm công tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm việc với các nhà nghiên cứu Nam Phi để xem liệu biến thể có khả năng lây truyền cao hơn hay không, cũng như sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến việc chẩn đoán, điều trị và phát triển vaccine trong tương lai. Tuy nhiên, theo bà, cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi lớn của virus.

WHO: Xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi

Ảnh minh họa: Reuters

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu Nam Phi đã giải mã trình tự gene của hàng trăm mẫu virus SARS-CoV-2, qua đó nhận thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của một biến thể trong các mẫu virus thu thập trong hai tháng qua. Bộ Y tế Nam Phi đã gửi thông tin chi tiết của biến thể tới Tổ chức Y tế Thế giới.

Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 ở châu Phi. Tính đến nay, nước này ghi nhận gần 25.000 ca tử vong trong số hơn 900.000 ca mắc bệnh. Đáng chú ý, độ tuổi của các bệnh nhân Covid-19 ngày càng trẻ hóa và họ không có các bệnh lý nền có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nặng hơn. Theo Bộ Y tế Nam Phi, điều này cho thấy làn sóng dịch thứ hai mà Nam Phi đang trải qua hiện nay có thể liên quan đến biến thể mới này.

Theo VOV

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.