Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX được góp ý lần thứ nhất

(Baohatinh.vn) - Sáng 4/12, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) họp để nghe và cho ý kiến về dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII trình Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX được góp ý lần thứ nhất

Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Theo bản dự thảo lần 1, Báo cáo chính trị dự kiến xây dựng chủ đề: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, đoàn kết sức mạnh văn hóa, khát vọng của người Hà Tĩnh; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; giữ vững an ninh - quốc phòng để phát triển nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp, hiện đại, đến năm 2025 GRDP bình quân đầu người bằng bình quân và đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX được góp ý lần thứ nhất

Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Điện - Tổ trưởng Tổ biên tập văn kiện trình bày khái quát nội dung bản dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX

Dự thảo báo cáo cũng xây dựng nội dung báo cáo 2 phần: Phần 1 - Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII, nhìn lại 30 năm Hà Tĩnh tái lập tỉnh; Phần 2 - Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX được góp ý lần thứ nhất

Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Trần Tú Anh: Một số nội dung ở phần mục tiêu, giải pháp nội dung, câu chữ còn trùng lặp vì vậy các đồng chí tổ biên tập cần bóc tách nội dung cụ thể hơn

Phát biểu tại cuộc họp, đại biểu phân tích, góp ý cụ thể từng nội dung bản dự thảo. Đại biểu cho rằng, các chỉ tiêu kinh tế được đưa vào dự thảo phù hợp, việc phân chia các phần, các mục nội dung cân đối. Tuy nhiên, dự thảo báo cáo cần xác định, phân định rõ hơn chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ; cách dùng từ, cụm từ ở từng nội dung cần chặt chẽ, chắt lọc hơn; chủ đề báo cáo còn thiếu cô đọng...

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX được góp ý lần thứ nhất

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng: Ở phần tổng kết xây dựng Đảng cần chặt chẽ hơn trong cách sử dụng từ, cụm từ

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX được góp ý lần thứ nhất

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Trần Báu Hà: Cần xác định lại khâu đột phá đảm bảo ngắn gọn, súc tích mà vẫn đảm bảo đủ nội dung

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX được góp ý lần thứ nhất

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đóng góp ý kiến cụ thể trong cách dùng từ, diễn giải các nội dung dự thảo báo cáo

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của tổ biên tập văn kiện, đồng thời yêu cầu tổ biên tập phát huy trí tuệ tập thể, thể hiện tư duy tầm nhìn, tiếp thu tối đa các ý kiến tại cuộc họp.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX được góp ý lần thứ nhất

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn kết luận cuộc họp.

Tin liên quan:

Chủ đề ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Đọc thêm

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.