Hà Tĩnh với công tác xây dựng Đảng sau 30 năm tái lập tỉnh

(Baohatinh.vn) - Công tác xây dựng Đảng luôn được Hà Tĩnh quan tâm xây dựng trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng từng bước được đổi mới và hiệu quả công tác ngày càng cao.

L.T.S: Hướng tới kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 - 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021), Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu đến bạn đọc truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Hà Tĩnh, quá trình thành lập, phát triển trong 190 năm qua và những thành tựu sau 30 năm tái lập tỉnh.

Hà Tĩnh với công tác xây dựng Đảng sau 30 năm tái lập tỉnh

Công tác xây dựng Đảng luôn được quan tâm xây dựng trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng từng bước được đổi mới và hiệu quả công tác ngày càng cao. Chính quyền các cấp có nhiều đổi mới trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Công tác vận động quần chúng có nhiều chuyển biến, tiến bộ.

Qua 30 năm, tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có nhiều thay đổi, tăng số lượng cấp huyện từ 9 lên 13 đơn vị (thành lập TX Hồng Lĩnh - 1993; huyện Vũ Quang - 2000; huyện Lộc Hà - 2007; TX Kỳ Anh - 2015); giảm số lượng cấp xã từ 264 (năm cao nhất) còn 216 đơn vị, cấp xã giảm được 830 thôn, tổ dân phố, 786 đầu mối tổ chức hội; giảm được 3.520 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Hà Tĩnh với công tác xây dựng Đảng sau 30 năm tái lập tỉnh

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020 - 2025

Xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, công tác xây dựng Đảng ngày càng được chú trọng. Công tác chính trị, tư tưởng, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ được quan tâm; phát huy tinh thần, trách nhiệm trong cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị các cấp, tạo niềm tin và sự đồng thuận của Nhân dân; chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng cao. Coi trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức đảng; phát triển và nâng cao chất lượng đảng viên; phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; đổi mới và tạo chuyển biến trong công tác cán bộ. Từ hơn 62.000 đảng viên năm 1992, đến nay, Đảng bộ đã có 99.126 đảng viên sinh hoạt ở 636 đảng bộ, chi bộ cơ sở của 17 đảng bộ trực thuộc. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường.

Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra đối với 10.964 tổ chức đảng; 15.025 đảng viên; giám sát chuyên đề đối với 5.317 tổ chức đảng, 7.951 đảng viên. Tiếp nhận và giải quyết 139 trường hợp cá nhân khiếu nại kỷ luật đảng; giải quyết tố cáo đối với 3.045 đảng viên, trong đó có 1.050 cấp ủy viên các cấp. Ủy ban kiểm tra các cấp đã tiến hành kiểm tra 81.049 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trong đó có 16.149 cấp ủy viên các cấp; kiểm tra 6.710 tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 18.180 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; 5.971 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật(1), thi hành kỷ luật 306 tổ chức đảng, 16.172 đảng viên.

Hà Tĩnh với công tác xây dựng Đảng sau 30 năm tái lập tỉnh

Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh vinh danh các tập thể, cá nhân học và làm theo Bác. Tháng 4/2021

Công tác dân vận đã luôn bám sát nhiệm vụ chính trị; phát huy dân chủ, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; chăm lo lợi ích thiết thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo QPAN. Trên tinh thần Nghị quyết số 8B-NQ/HNTW của Ban Chấp hành (khóa VI) và Nghị quyết số 25-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, các cấp ủy đảng đã từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận theo hướng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Các tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan nhà nước thể hiện được vai trò, trách nhiệm trong thực hiện công tác dân vận, tạo sự chuyển biến trong các hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của Nhân dân; dân chủ và thực hành dân chủ ngày càng được phát huy, mở rộng trên các lĩnh vực đời sống xã hội; phong trào thi đua dân vận khéo đã đi vào cuộc sống(2), phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới, giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư; đảm bảo QP-AN, xử lý, giải quyết các vấn để nảy sinh phức tạp ở cơ sở(3).

Hà Tĩnh với công tác xây dựng Đảng sau 30 năm tái lập tỉnh

Với sự chỉ đạo, điều hành của chi ủy, ban cán sự, từ một thôn khó khăn của xã Quang Vĩnh (Đức Thọ), thôn Vĩnh Đại đã bứt phá và được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019.

Sự đổi mới căn bản, toàn diện công tác dân vận đã góp phần quan trọng vào việc xác lập, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, giữa Nhân dân với Đảng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy khá tốt vai trò, trách nhiệm, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tham gia sâu vào quá trình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, nhất là những thời điểm khó khăn sau sự cố môi trường biển năm 2016...; nâng cao tỷ lệ thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên(4); hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lựa chọn việc trọng tâm, trọng điểm gắn với nhiệm vụ chính trị và mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân(5).

Quan tâm củng cố, kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong; sáp nhập, hợp nhất một số tổ chức hội quần chúng đặc thù có tính chất, chức năng, nhiệm vụ tương đồng gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đã có bước chuyển biến từ nhận thức sang hành động với kết quả rõ nét(6), từng bước phát huy vai trò là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân.

QP-AN được giữ vững, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ của tỉnh, huyện được củng cố, xây dựng ngày càng vững chắc, tạo môi trường ổn định để phát triển KT-XH, hợp tác đối ngoại, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Kiểm tra thu chi ngân sách của 326 tổ chức đảng; kiểm tra về thu nộp, quản lý sử dụng đảng phí của 10.004 tổ chức đảng. Giải quyết tố cáo đối với 3.045 đảng viên; 171 tổ chức đảng. Giải quyết 139 trường hợp khiếu nại kỷ luật đảng.

Hiện nay, toàn tỉnh xây dựng và nhân rộng được hơn 11.500 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực.

Khi có quyết định về quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân (năm 2018), đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện được 1.464 cuộc tiếp xúc đối thoại.

Đến nay, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên của: Hội Liên hiệp phụ nữ: 77,7%; Đoàn thanh niên: 78,8%; Hội Nông dân: 80,4%; Hội Cựu chiến binh: 98,15%; Công đoàn: 61,18% .

Năm 2019, quỹ ”Vì người nghèo” các cấp đã vận động được 23.692 triệu đồng, hỗ trợ hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo làm mới, sửa chữa nhà ở, phát triển sản xuất.

Giai đoạn 2015 - 2020, mỗi năm MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội đăng ký giám sát, phản biện từ 10-12 chuyên đề.

Biên soạn theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast