Khai trương Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Nhân dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Báo Nhân Dân chính thức khai trương Trang thông tin đặc biệt  Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc”.  Trang thông tin đã số hóa kho tư liệu đặc biệt với hơn 1.000 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951-1969.

Khai trương Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu tại lễ khai trương Trang thông tin. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Dự lễ khai trương Trang thông tin có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Tham dự buổi lễ còn có các đồng chí lãnh đạo Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương...

Khai trương Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Các đại biểu tham dự buổi lễ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Phát biểu tại lễ khai trương, đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh, Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc” (tại địa chỉ https://hochiminh.nhandan.vn/ ) là một trong những bước đi nhằm tiếp tục hiện thực hóa chiến lược phát triển đa nền tảng, đa phương tiện của Báo Nhân Dân, kết hợp thông tin, dữ liệu chính thống với công nghệ và các ý tưởng sáng tạo, nhằm tuyên truyền sinh động, hiệu quả về tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng Đảng, đặc biệt là lĩnh vực phát triển lý luận về xây dựng Đảng.

Trên nền tảng công nghệ hiện đại, thiết kế trang trọng, trực quan, Trang thông tin đã số hóa kho tư liệu đặc biệt với hơn 1.000 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951 đến 1969, qua đó giúp độc giả có thể trải nghiệm chân thực các bài báo gốc mang tính lịch sử từ hơn nửa thế kỷ trước. Với tư tưởng xuyên suốt “lấy dân làm gốc” , những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn phong giản dị, song lại có tác động trực tiếp đến hoạt động và lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phản ánh thực tiễn đời sống chiến đấu, lao động hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ nhân dân ta.

Khai trương Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Trang thông tin giới thiệu hơn 1.000 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951-1969.

Theo đồng chí Lê Quốc Minh, đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân ra mắt một Trang thông tin có khối lượng tư liệu lớn, có giá trị lịch sử, được thực hiện công phu với sự kết hợp nhiều loại hình báo chí. Chuyên trang được xây dựng trong 4 tháng với sự tham gia của nhiều đơn vị của Báo Nhân Dân, sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cơ quan trung ương cũng như các đối tác công nghệ.

Báo Nhân Dân kỳ vọng Trang thông tin sẽ là tài liệu tra cứu, tham khảo quý giá trên nền tảng số cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và các chuyên gia, bạn bè quốc tế về tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ hơn cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong thời gian tới, Báo Nhân Dân sẽ tiếp tục bổ sung nội dung, hoàn thiện tính năng mới của chuyên trang, nhằm mang tới cho bạn đọc trong và ngoài nước thông tin toàn diện, trực quan, sinh động.

Phát biểu tại lễ khai trương, đồng chí Đoàn Minh Huấn đánh giá, Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc” đã cung cấp một cách hệ thống các tuyến bài của Bác Hồ đăng trên Báo Nhân Dân, tạo điều kiện để nghiên cứu tư tưởng của Bác đầy đủ hơn, thấu đáo hơn và truyền bá được sâu rộng hơn. Với nguồn tư liệu, thông tin giá trị về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền tảng số, Trang thông tin giúp gợi mở, hướng dẫn cho các đơn vị, các tổ chức đảng có căn cứ xây dựng tài liệu và tổ chức sinh hoạt chuyên môn.

Khai trương Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Đồng chí Đoàn Minh Huấn phát biểu tại lễ khai trương Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc” . (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Theo đồng chí Lê Hải Bình, đã có nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều cách làm liên quan đến sưu tầm và làm kho tư liệu về các tác phẩm của Bác, nhưng đây là lần đầu tiên hơn 1.000 bài báo của Người đăng trên Báo Nhân Dân (từ năm 1951 cho đến bài báo cuối cùng năm 1969) được quy tụ, sắp xếp bài bản.

“Có thể nói rằng đây là một nguồn thông tin rất là phong phú, tiện ích mà cả giới nghiên cứu và cá nhân những người yêu quý Bác thông qua đó có thể tra cứu, tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh”, đồng chí Lê Hải Bình phát biểu.

Khai trương Trang thông tin Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Đồng chí Lê Hải Bình phát biểu. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Trả lời một số câu hỏi của phóng viên tại lễ khai trương Trang thông tin, đồng chí Lê Quốc Minh cho biết, từ nay đến cuối năm 2022, Báo Nhân Dân dự kiến tiếp tục triển khai xây dựng 2 trang thông tin có quy mô tương tự, mang tính đặc thù của Báo Nhân Dân.

Kho tư liệu nghiên cứu quý giá về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang thông tin đặc biệt “Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân làm gốc” sử dụng tông chủ đạo là màu nâu giản dị, thiết kế trang trọng, bố cục hiện đại, tra cứu tiện lợi, có tính tương tác cao trên máy tính và điện thoại thông minh. Trên giao diện trang chủ, những nội dung tổng quan của Trang thông tin được trình bày sáng tạo dưới dạng một bài e-magazine bao gồm chữ viết, ảnh tư liệu, video.

Trang thông tin gồm 2 chuyên mục: ‘Bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân“; ‘Học tập và làm theo Bác” , được phân chia khoa học, thuận tiện cho tra cứu. Chuyên mục Bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân giới thiệu hơn 1.000 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951-1969. Các bài báo được trình bày hiện đại, phần trên là ảnh bài báo gốc đăng trên Nhân Dân, phía dưới là nội dung bài báo. Độc giả có thể tra cứu bài báo theo chủ đề hoặc theo năm xuất bản.

Từ bài ‘Phong trào mua công trái“đăng trên số báo Nhân Dân đầu tiên ra ngày 11/3/1951, với bút danh C.B và hơn 30 bút danh khác (trong đó bút danh C.B được dùng nhiều nhất – hơn 700 bài), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 1.000 bài viết trên báo Nhân Dân trong số khoảng 2.000 bài báo (cho đến nay sưu tầm được) trong suốt sự nghiệp cách mạng của Người. Bài báo cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho báo Nhân Dân, cũng là bài báo cuối cùng trong sự nghiệp viết báo của Người, là bài ‘Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” (đăng báo Nhân Dân số 5526, ngày 1/6/1969).

Chuyên mục ‘Học tập và làm theo Bác’ gồm gần 500 bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ý kiến tâm huyết của cán bộ đảng viên, các học giả, các tầng lớp nhân dân, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 2007 đến 2022.

Theo Báo Nhân dân

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...