Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới

(Baohatinh.vn) - Sáng 24/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2020.

Sáng 24/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2020.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và các thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh đồng chủ trì hội nghị. Ảnh cổng thông tin Bộ Tư pháp

Trong năm 2019, toàn ngành tư pháp đã thẩm định 6.606 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (giảm 6,5%), rà soát được 40.304 văn bản quy phạm pháp luật. Đối với công tác thi hành án dân sự, thụ lý được 972.376 việc và gần 280 nghìn tỷ đồng.

Về công tác hộ tịch, cả nước đã đăng ký khai sinh mới cho hơn 2 triệu trường hợp, đăng ký khai sinh lại cho gần 970 nghìn trường hợp và hơn 600 trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài; khai tử cho 581 nghìn trường hợp; đăng ký kết hôn cho 744 nghìn cặp vợ chồng; giải quyết gần 3.000 trường hợp nuôi con nuôi trong nước và 350 trường hợp có yếu tố nước ngoài.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền điều hành điểm cầu Hà Tĩnh

Ngoài ra, các công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở; công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; công tác hợp tác quốc tế về pháp luật... đạt được những kết quả tích cực.

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành đã làm rõ những khó khăn, tồn tại như: Nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực hành chính tư pháp ngày càng cao trong khi đội ngũ công chức, viên chức đang giảm về số lượng, thiếu tính ổn định, nhất là đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã.

Thể chế pháp luật một số lĩnh vực đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện; một số văn bản chưa ban hành kịp thời để tạo cơ sở thống nhất; việc kiện toàn cơ quan tư pháp địa phương phải chờ quy định của nghị định thay thế...

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh: Năm 2020, ngành tư pháp cần tiếp tục tham mưu giúp Chính phủ, chính quyền địa phương hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm thực hiện chủ trương của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Chú trọng công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền, nhất là những văn bản có tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp. Rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến thi hành án.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước và bổ trợ tư pháp; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ các cơ quan tư pháp trong tham mưu giải quyết các vấn đề pháp chế và tư pháp. Rà soát, đánh giá lại công tác đào tạo luật các cấp và đào tạo các chức danh tư pháp tại các cơ sở đào tạo của ngành.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh TTXVN

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, thời gian tới, ngành tư pháp cần tiếp tục làm tốt hơn vai trò của mình trong thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành quy định pháp luật; Bộ Tư pháp phải chủ động tham gia và tích cực đóng góp vào việc định hình “luật chơi” tại các thể chế pháp lý quốc tế đa phương, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, tạo chuyển biến cơ bản, bền vững về mọi mặt trong tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trong đó cần tập trung chỉ đạo ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật 100% đối với các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp. Tập trung nguồn lực, trí tuệ giúp Chính phủ xử lý tốt các vấn đề pháp lý quốc tế. Chú trọng công tác tổ chức, xây dựng ngành, đào tạo cán bộ trước yêu cầu phát triển mới của đất nước. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai nhiệm vụ. Đồng thời tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.