Xe điện thu gom rác: Hiệu quả nhưng còn "vướng" luật!

(Baohatinh.vn) - Mấy ngày gần đây, người dân TP Hà Tĩnh bắt đầu thấy xuất hiện của những chiếc xe điện thu gom rác thay cho hình ảnh công nhân môi trường phải oằn mình đẩy những xe rác ngập ngụa như trước đây.

xe dien thu gom rac hieu qua nhung con vuong luat

Với việc đầu tư thí điểm xe điện trên địa bàn thành phố sẽ giúp gải quyết một phần khó khăn trong việc thu gom lượng rác thải ngày càng tăng của thành phố.

Ông Nguyễn Duy Bằng – Giám đốc Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh cho biết: Hiện nay, trên địa bàn thành phố mỗi ngày có trên 100 tấn rác thải. Lượng rác ngày càng tăng trong khi thành phố hiện chưa có điểm tập kết rác đúng nghĩa, công nhân phải vận chuyển xe đẩy tay về các điểm công cộng rồi chờ xe ô tô chuyên dụng đến thu gom. Cách này hiệu quả không cao, lượng rác tập kết lại bị dồn ứ trong thời gian dài, gây mất ATGT, mỹ quan đô thị, bất tiện cho sinh hoạt của người dân xung quanh các điểm tập kết.

Để giải quyết quyết tình trạng trên, công ty đã áp dụng thí điểm loại hình xe điện thu gom rác. Được biết, loại xe này được công ty đặt hàng gia công với giá khoảng 30 triệu đồng/chiếc. Hiện tại, công ty mới đầu tư trang bị 10 xe, tương đương với công suất thu gom của 54 xe đẩy tay...

xe dien thu gom rac hieu qua nhung con vuong luat

Công nhân lái phương tiện này phải vào Sài Gòn để đào tạo và thi cấp bằng lái xe 3 bánh

Mặc dù có nhiều ưu điểm và năng suất hơn xe đẩy tay, nhưng theo ông Nguyễn Duy Bằng, khi đưa loại xe này vào áp dụng cũng nảy sinh một số khó khăn. Ngoài vấn đề thủ tục lưu hành, chi phí sản xuất khá cao..., đơn vị còn phải gửi công nhân vào TP Hồ Chí Minh học và thi lấy giấy phép lái xe 3 bánh vì ở Hà Tĩnh chưa có.

Lãnh đạo công ty đã làm việc và báo cáo lên các cấp, ngành liên quan và được phép thí điểm trên địa bàn thành phố. Nếu hiệu quả cao và được cấp phép, tới đây sẽ ứng dụng đại trà trong toàn tỉnh.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.