Núi Hồng - Sông La

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

Với người dân cả nước nói chung và các thế hệ cán bộ, Nhân dân Hà Tĩnh nói riêng, niềm kính yêu dành cho vị lãnh tụ của dân tộc luôn son sắt trong tim và những lời căn dặn của Bác Hồ mãi là “kim chỉ nam”, là động lực để mỗi người không ngừng phấn đấu với tấm lòng kính yêu vô hạn: “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi/ Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”(*).

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

Suốt cả cuộc đời, tôi luôn cảm thấy may mắn và tự hào khi có tới 4 lần được gặp Bác. Lần đầu tiên là vào 15/6/1957 - ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh; những lần sau đó, khi tôi là ĐBQH khóa III (1964-1971) cùng Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh ra Trung ương tham dự các cuộc họp. Lần nào được gặp Bác cũng đáng nhớ nhưng xúc động nhất là lần đầu tiên khi Bác về thăm Hà Tĩnh. Khi đó tôi đang là Trưởng Công an huyện Thạch Hà, được phân công nhiệm vụ đảm bảo công tác an ninh trên quốc lộ 1, từ địa phận Thạch Hà vào TX Hà Tĩnh để đón Bác và phái đoàn Trung ương. Xúc động nhất là bởi, không chỉ bản thân tôi mà toàn thể Nhân dân Hà Tĩnh trải qua bao ngày mong mỏi, lần đầu tiên được đón Bác về thăm, được nghe lời Người ân cần dặn dò, chỉ bảo. Lần thứ 2 được gặp Bác khiến tôi càng thêm kính yêu Người và ghi nhớ mãi là vào tháng 4/1966, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh được Bác đón tiếp tại Phủ Chủ tịch. Hôm đó, tôi vinh dự được cử làm người đại diện cho đoàn thưa chuyện với Bác về tình hình của tỉnh nhà…

Cho đến bây giờ đã 94 tuổi đời, từng có 44 năm cống hiến với nhiều vai trò, trải qua nhiều gian khó nhưng tôi vẫn luôn cố gắng phấn đấu học và làm theo lời Bác dạy. Không chỉ bản thân, tôi thường nhắc nhở con cháu, dù thế nào cũng phải luôn giữ được phẩm chất cách mạng, phải biết tự hào là gia đình có người được gặp Bác; thường xuyên học và làm theo Bác để không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, cống hiến cho xã hội.

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

Năm 1966, đế quốc Mỹ đã dội bom xuống ngôi trường Hương Phúc (Hương Khê) khiến 33 người bạn học bị chết, 24 bạn khác bị thương. May mắn sống sót, tôi được đi cùng đoàn cán bộ của Ty Giáo dục, thầy hiệu trưởng và một số phụ huynh ra Hà Nội để tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ trước học sinh, sinh viên Thủ đô và 120 nhà báo nước ngoài. Trong chuyến đi, tôi đã vinh dự được gặp và thưa chuyện với Bác Hồ. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in buổi tối được gặp Bác (9/3/1966). Người đến với chúng tôi trong bộ đồ kaki giản dị. Sau khi bắt tay mọi người, Bác tiến đến bế tôi lên trong niềm xúc động. Trong buổi nói chuyện, sau khi hỏi thăm từng người, Bác đặc biệt dành cho tôi sự ân cần, trìu mến. Người hỏi về hoàn cảnh gia đình, về việc học hành… Biết bố tôi là liệt sỹ, cuộc sống vất vả, Người dường như lặng đi rồi quay sang các bác cán bộ và thầy Lê Sỹ Nghĩa (Trưởng ty Giáo dục) căn dặn, phải lo cho tôi học tốt… Kết thúc buổi gặp mặt, Bác ôm tôi vỗ về từ biệt. Buổi gặp Bác diễn ra hơn 1 giờ đồng hồ nhưng để lại trong tôi vô vàn cảm xúc thiêng liêng và ấm áp. Sau này, khi trưởng thành, tôi càng hiểu sâu sắc hơn cái ôm dịu dàng, cái rưng rưng của Người dành cho tôi. Đó cũng chính là tình thương yêu bao la của Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng cả nước khi đất nước còn trong khói lửa chiến tranh.

Từ hoang mang, đau đớn, tình thương yêu của Bác đã trở thành nguồn động viên mạnh mẽ để tôi vươn lên. Cùng với sự giúp đỡ của gia đình người cha nuôi Lê Sỹ Nghĩa và các tổ chức đoàn thể, tôi không ngừng nỗ lực phấn đấu trong học tập và trở thành một giáo viên cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người. Sau 30 năm công tác tại Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh), về hưu, tôi tiếp tục tham gia công tác xã hội. Năm nay, dù đã bước sang tuổi 70 nhưng những hình ảnh, lời dặn dò và tình yêu thương của Bác vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim tôi.

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, từ nhỏ luôn được bố mẹ kể cho nghe những câu chuyện đạo đức về Bác Hồ. Gia đình tôi từ trước đến nay cũng luôn có bàn thờ ảnh Bác, vào những dịp lễ như: kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Quốc khánh 2/9 hay tết Nguyên đán hằng năm… bố mẹ tôi lại sắm lễ thắp hương tưởng nhớ Người. Niềm kính yêu Bác Hồ và những lời Người dạy về cần, kiệm, liêm, chính, vượt khó vươn lên, yêu Tổ quốc, đồng bào… luôn nhắc nhở, uốn nắn tôi trong cuộc sống. Cũng nhờ đó, khi trưởng thành, tôi đã nuôi dưỡng ý chí làm giàu.

Năm 2002, khi vừa kết hôn, với tay trắng lập nghiệp, vợ chồng tôi đã không ngại khó khăn, vất vả, bắt tay cải tạo vùng đầm hoang ven sông Cửa Sót để thành vùng nuôi ngao, tôm, phát triển kinh tế. Lúc mới bắt đầu lập nghiệp, vợ chồng tôi thua lỗ liên tục. Học Bác ở lòng kiên trì và ý chí quyết tâm, chúng tôi cố gắng đứng lên từ vấp ngã, từng bước cải tạo vùng “đồng chua nước mặn” thành cơ sở nuôi ngao, tôm rộng 27 ha cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Không dừng lại ở đó, với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, chúng tôi kêu gọi bà con trong vùng cùng liên kết thành lập HTX nuôi trồng và chế biến thủy sản nhằm đoàn kết, giúp nhau vươn lên làm giàu.

Đến nay, HTX do tôi làm giám đốc đã có 9 thành viên tham gia sản xuất, nuôi trồng ngao, tôm trên diện tích 50 ha, đem về thu nhập bình quân hằng năm trên 4 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 2,5 tỷ đồng. Không chỉ thành công trong cuộc sống, làm giàu cho bản thân, gia đình, tôi còn tích cực góp phần cống hiến, xây dựng quê hương. Nhiều năm liền, tôi được UBND tỉnh, UBND huyện tuyên dương là nông dân sản xuất giỏi và là điển hình trong học tập và làm theo Bác.

Tôi luôn tâm niệm, để có được những thành công như hôm nay là nhờ bản thân đã không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện theo lời Bác dạy. Những ngày này, khi mọi tầng lớp nhân dân tỉnh nhà hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, trong lòng tôi lại nghĩ về Bác với niềm kính yêu vô hạn. Tấm gương sáng ngời của Người sẽ luôn soi rọi, nhắc nhở và tạo động lực để tôi không ngừng nỗ lực vươn lên.

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

Tôi đã có 28 năm làm công tác văn thư, lưu trữ và phụ trách bộ phận “một cửa” tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh - nơi tiếp nhận hàng chục nghìn văn bản đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị mỗi năm. Được làm việc trong một cơ quan chính quyền của tỉnh, phục vụ công tác tham mưu cho lãnh đạo tỉnh nên tôi luôn xác định niềm tự hào càng lớn thì trách nhiệm càng cao.

Sinh thời, Bác Hồ rất coi trọng vai trò của công tác văn thư, lưu trữ trong công cuộc xây dựng, kiện toàn bộ máy Nhà nước. Người từng nhấn mạnh tài liệu lưu trữ là “những giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia”. Điều đó đã trở thành động lực để những người làm công tác văn thư, lưu trữ như tôi luôn phấn đấu, nỗ lực làm tốt chuyên môn của mình.

Bản thân tôi luôn phải dành thời gian nghiên cứu văn bản, kết hợp thực tiễn công tác để đổi mới việc cập nhật thông tin, số liệu. Đến nay, việc cập nhật thông tin vào kho lưu trữ hằng năm đã đi vào nền nếp, tạo thuận lợi cho việc tra cứu. Tích cực tham gia phong trào xây dựng hình ảnh người cán bộ “Trung thành - sáng tạo - tận tụy - gương mẫu” và đẩy mạnh “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tôi đã có nhiều sáng kiến trong chuyển giao công văn đi, đến, chỉnh lý tài liệu, góp phần tiết kiệm thời gian cho đồng nghiệp và chi phí hàng trăm triệu đồng/năm cho cơ quan.

Với những đóng góp đó, năm 2020, tôi vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; nhiều năm liền là chiến sỹ thi đua cơ sở, được nhận bằng khen của UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh; được dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ VII.

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

Đức Lĩnh là xã miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, việc huy động nguồn lực để triển khai công tác Đoàn, phong trào thanh niên, xây dựng địa phương rất khó khăn. Khát khao xây dựng cuộc sống mới trên vùng đất khó, là một đảng viên, một đoàn viên, tôi luôn khắc ghi lời Bác dạy “Không có việc gì khó...” để không ngừng nỗ lực phát huy sức trẻ, làm giàu cho mình và góp phần xây dựng quê hương.

Năm 2010, khi đang là Phó Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh, tôi đã tiên phong khai hoang vườn đồi, vay vốn đầu tư xây dựng mô hình trồng cam, nuôi bò trên diện tích hơn 1,5 ha. Trải qua nhiều khó khăn ban đầu, mô hình hiện phát triển tốt, mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Từ những thành công ban đầu này, tôi thành lập đội nhóm hỗ trợ đoàn viên cây, con giống, KHKT để triển khai các mô hình kinh tế cho thanh niên địa phương khởi nghiệp. Đến nay, trên địa bàn xã đã có hơn 30 mô hình kinh tế của ĐVTN, cho thu nhập khá.

Không chỉ giúp đoàn viên khơi dậy ý chí lập thân, lập nghiệp, tôi còn động viên, khích lệ họ tham gia công tác Đoàn, phong trào thanh niên. Nhiều hoạt động như: “Vì đàn em thân yêu”, “Nâng bước em đến trường”, “Sóng và máy tính cho em”, được Đoàn xã triển khai hiệu quả. Đoàn xã cũng trực tiếp đỡ đầu 1 cụm tuyến, 3 tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp; 40 vườn mẫu, góp phần vào công cuộc xây dựng NTM của địa phương. Học tập và làm theo Bác trong suốt hành trình phấn đấu, tôi đã khẳng định được sự xung kích của tuổi trẻ, được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi”

Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài, nhận thấy Hà Tĩnh đã bắt đầu “thay da, đổi thịt” với các dự án mới được đầu tư, tôi quyết định trở về quê hương lập nghiệp. 5 năm gắn bó với công ty, tôi luôn xác định phải cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp bởi như Bác Hồ từng dạy: “Công nhân phải hiểu tương lai của công nhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền... Xí nghiệp có phát triển, tương lai của công nhân mới tiến lên”.

Thấm nhuần lời dạy đó, tôi không ngừng tự học hỏi, tìm ra các sáng kiến có tính ứng dụng cao trong quá trình làm việc. Tiêu biểu như sáng kiến cải tạo đường ống thủy lực, gia cố điểm cố định để giảm rung lắc, hạn chế rò rỉ trong đường ống dẫn dầu. Sáng kiến này được áp dụng vào sản xuất từ năm 2021, giúp tiết kiệm cho công ty hàng chục triệu đồng chi phí hao tổn dầu.

Công việc của một thợ máy thường xuyên làm việc trong môi trường nặng nhọc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn càng đòi hỏi tôi phải chỉn chu, cẩn trọng trong từng hoạt động nhỏ. Với vai trò là Tổ trưởng Tổ Bảo dưỡng cơ khí, là một đảng viên, tôi luôn phát huy vai trò gương mẫu trong tự học tập nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh chính trị; hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp để họ hoàn thành công việc chuyên môn và phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hằng năm, tôi được đơn vị đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

trình bày: khôi nguyễn

(*) Bài thơ Bác ơi! (Tố Hữu).

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.