(Baohatinh.vn) - Chương trình nghệ thuật tại lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú đã khắc họa đậm nét cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Sáng 17/4, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024). Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm, đại biểu tham dự đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
Chương trình nghệ thuật do Sở VH-TT&DL chỉ đạo nội dung; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Hà Tĩnh và Công ty CP Hàm Nghi thực hiện.
Tổng đạo diễn: Ths. Tuyết Minh; chỉ đạo nghệ thuật: NSUT Ngọc Cẩm; kịch bản: NSND An Ninh; âm nhạc: nhạc sỹ Quốc Dũng; biên đạo Tuyết Minh, Đắc Hải…
Nghệ sỹ biểu diễn: nghệ sỹ Công Mạnh trong vai Trần Phú; NSƯT Minh Thông trong vai Nguyễn Ái Quốc; tập thể nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Hà Tĩnh. Ca sĩ tham gia: NSND Phương Thảo, NSUT Thắng Lợi, NSUT Đăng Thuật, Thành Lê
Chương trình nghệ thuật được chia làm 3 chương: Chương 1 - Khí phách Hồng Lam; Chương 2 - Người Cộng sản kiên trung; Chương 3 - Quê hương vang mãi lời anh. Chương trình sử dụng các ca khúc của các nhạc sĩ: Quốc Chung, Quốc Dũng, Đỗ Minh, cố NSƯT Quốc Nam, Hồ Trọng Tuấn, Xuân Thủy; thể hiện lời bình: NSND Lê Chức - NSƯT Kim Tiến. Chương trình được thể hiện bằng những hoạt cảnh múa và hoạt cảnh sân khấu có lời thoại để xâu chuỗi các sự kiện. Các hoạt cảnh khi là hiện thực, khi là hồi ức của nhân vật chính - Tổng Bí thư Trần Phú, khi là sự đối đáp, giữa quá khứ và hiện tại. Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng sinh ra ở phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, khoa bảng - nơi được mệnh danh “đất thiêng, người giỏi”, nơi có dòng sông La thơ mộng ngời lên bao sự tích anh hùng.
Tuổi thơ đồng chí Trần Phú sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nỗi đau mất người thân đã rèn cho đồng chí đức tính chịu đựng gian khổ, cứng cỏi, tự lập, tự tin. Từ nhỏ, Trần Phú đã nổi tiếng ham học, học giỏi nên bao giờ cũng vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa. Từ lớp học đồng ấu ở Quảng Trị tới Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Đông Ba rồi Quốc học Huế, Trần Phú luôn là người đứng đầu lớp, đầu khóa. Anh luôn ý thức phấn đấu để trở thành người giỏi về học vấn, có kiến thức để sau này làm được nhiều việc có ích. Năm 1925, sau khi tham gia thành lập Hội Phục Việt (sau đổi thành Hội Hưng Nam), Trần Phú được cử sang dự lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu - Trung Quốc. Ở đây, Trần Phú vinh dự được gặp một người đi trước vĩ đại - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chính Người đã trực tiếp truyền dạy chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho anh và đặt tên mới cho Trần Phú là Lý Quý. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ thực dân, đế quốc và phong kiến tay sai, giành lại độc lập cho đất nước, Trần Phú và những người đồng chí của mình đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền thêm sức mạnh về tinh thần yêu nước. Cuộc gặp gỡ với Nguyễn Ái Quốc đã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng, giúp Trần Phú có bước chuyển vượt bậc về nhận thức, tư tưởng. Sau khi về nước hoạt động, Trần Phú tiếp tục được cử sang học tại Trường Đại học Phương Đông (Mátxcơva).
Dù anh vào học có muộn hơn, phải học nhiều môn khá nặng, khó khăn về ngoại ngữ, nhưng Trần Phú đã bắt kịp chương trình, trở thành học viên vững vàng, nổi trội. Anh còn tham gia tích cực vào các hoạt động của Đảng và Quốc tế Cộng sản. Với tư cách là Bí thư nhóm học viên Việt Nam tại trường, anh đã giúp đỡ các đồng chí khóa sau trong học tập hết sức hữu ích. Về nước, đồng chí Trần Phú được giao soạn thảo Luận cương chính trị, thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 10/1930) và được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng khi mới 26 tuổi. Từ một thanh niên giàu lòng yêu nước, thấy được sự áp bức, bất công của thực dân xâm lược và phong kiến tay sai, anh đã có những hoạt động yêu nước, đấu tranh. Tiếp tục được Nguyễn Ái Quốc dìu dắt, hướng dẫn; sớm giác ngộ, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Trần Phú đã trở thành một trong những người chủ chốt thuộc lớp tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam. Mặc dù đảm trách cương vị Tổng Bí thư của Đảng chỉ khoảng nửa năm, hy sinh khi mới 27 tuổi, nhưng những cống hiến của đồng chí Trần Phú đối với Đảng và cách mạng Việt Nam hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực. Anh là người học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; tấm gương cộng sản bất tử; người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh. Hy sinh ở tuổi hừng hực nhiệt huyết cách mạng, tên tuổi của Tổng Bí thư Trần Phú là biểu tượng thiêng liêng trong trái tim hàng triệu người bị áp bức. Câu nói cuối cùng của đồng chí: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” là lời nhắn nhủ các thế hệ tiếp nối không bao giờ chịu khuất phục trước mọi hiểm nguy, đã trở thành lẽ sống, niềm tin cho hôm nay và mai sau.
Khép lại chương trình nghệ thuật là Chương 3 - Quê hương vang mãi lời anh. Tấm gương đạo đức cách mạng, khí phách chiến sỹ cộng sản cao đẹp, kiên trung, bất khuất của đồng chí Trần Phú mãi tỏa sáng, để lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ta học tập, noi theo. Chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” đã khắc họa đậm nét cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam và quê hương Hà Tĩnh đã phấn đấu, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách, có ý nghĩa then chốt trong công tác xây dựng Đảng, đổi mới hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển của Hà Tĩnh trong thời kỳ mới.
Các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục công bố quyết định thành lập, giải thể các cơ quan chuyên môn; bổ nhiệm các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND huyện sau khi sắp xếp, tổ chức lại.
Sau một thời gian ngắn bước chân vào môi trường quân ngũ, các chiến sĩ mới thuộc Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (BĐBP Hà Tĩnh) đã dần thích nghi với nhịp sống mới.
Ngày 20/2, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định thành lập các đoàn kiểm tra năm 2025 đối với Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội.
Hội nghị đã công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện ủy, thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng tin tưởng, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Tĩnh sẽ thực hiện thành công chủ trương tinh gọn bộ máy, tạo ra một bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Các phòng, ban của TP Hà Tĩnh tiếp tục xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật.
60 năm xây dựng và phát triển (3/2/1965-3/2/2025), các thế hệ người làm báo Báo Tuyên Quang đã dày công vun đắp, xây dựng một tập thể đoàn kết, sáng tạo, lập nên những cột mốc đáng tự hào, hội nhập cùng tiến trình phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh có nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa để vun đắp tình yêu quê hương, trách nhiệm bảo vệ biên giới cho bộ đội, Nhân dân, học sinh, đoàn viên thanh niên…
Tham gia hòa giải nhiều vụ việc tranh chấp hợp đồng lao động trên địa bàn, công đoàn các cấp ở Hà Tĩnh đã thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
4 hộ dân ở TDP 15, phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) tự nguyện hiến hơn 500 m2 đất, trị giá hàng tỷ đồng để mở rộng đường, mang lại diện mạo mới cho khu dân cư.
Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thị xã Kỳ Anh và các huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh) công bố các quyết định hợp nhất ban tuyên giáo và ban dân vận; trao quyết định tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và bổ nhiệm cán bộ.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh quyết nghị thành lập 5 cơ quan chuyên môn mới của UBND tỉnh, miễn nhiễm và bầu bổ sung 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều nội dung quan trọng khác.
Sáng 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 19/2, gồm 7 chương, 50 Điều; Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Kỳ họp thứ 25 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết nghị thành lập 5 cơ quan chuyên môn mới thuộc UBND tỉnh gồm: Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở KH&CN, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh khoá XVIII, ông Dương Tất Thắng - Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh với 100% số phiếu đồng ý.
Thực hiện chủ trương của Trung ương và tỉnh, từ cuối tháng 1/2025 đến nay, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã thực hiện sáp nhập ban tuyên giáo và dân vận cấp huyện.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị báo cáo BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) để thống nhất chỉ đạo thực hiện.
Ngay từ đầu năm, các địa phương của TP Hà Tĩnh đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, sôi nổi thi đua cho mục tiêu tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm năm 2025 đạt 12%.
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Hà Tĩnh, huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Kỳ Anh sau khi được sắp xếp, thành lập theo quy định sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản tổng hợp danh sách đề nghị lấy ý kiến nhân dân xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung nâng cao trình độ, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ để tạo tiền đề, chuyển biến trong công tác huấn luyện năm 2025.