Bệnh nhân lưu ý chỉ được thông tuyến khi điều trị nội trú, còn với điều trị ngoại trú trái tuyến, bệnh nhân phải chịu hoàn toàn chi phí, không được BHYT chi trả.
Bắt đầu từ 1/1/2021, bệnh nhân không cần có giấy chuyển tuyến khi lên điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh , thành phố vẫn được chi trả 100% bảo hiểm y tế . Thông tin này được nhiều bệnh nhân vui mừng đón nhận. Tuy nhiên, các bệnh viện tuyến tỉnh đang phải tính toán để thay đổi quy trình, nhân sự, kỹ thuật cho phù hợp với quy định mới.
Bệnh nhân Nguyễn Thanh Thủy ngụ Bình Dương, đã phải thực hiện 2 lần giấy chuyển tuyến để lên điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Mỗi lần làm giấy chuyển tuyến mất 3 ngày, khi điều trị nội trú, bệnh nhân mất hơn 1 tuần để làm giấy tờ cho 1 đợt điều trị. Biết thông tin được thông tuyến tỉnh, bệnh nhân rất mừng vì từ này không mất nhiều thời gian để làm thủ tục hành chính nữa.
Theo Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, ngày 1/1/2021 bệnh nhân BHYT sẽ được thông tuyến tỉnh nhưng hiện bệnh viện chưa lường hết được tình hình bệnh nhân tỉnh sắp tới đến điều trị tại đây sẽ tăng lên như thế nào. Hiện nay, mỗi ngày bệnh viện khám và điều trị cho khoảng hơn 4.000 bệnh nhân, với 75% là bệnh nhân ở các tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh khuyến cáo: Bệnh nhân lưu ý chỉ được thông tuyến ở điều trị nội trú, còn điều trị ngoại trú trái tuyến bệnh nhân phải chịu hoàn toàn chi phí, không được chi trả. Do đó, bệnh nhân, cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn nơi điều trị.
Về mặt xã hội, khi thông tuyến tỉnh BHYT, bệnh nhân được hưởng những điều kiện điều trị bệnh tốt hơn, người dân được quyền chọn lựa theo đúng nhu cầu. Tuy nhiên, bệnh viện tuyến tỉnh phải tự thay đổi, phải đầu tư về con người, quy trình, kỹ thuật để thu hút người dân ở lại địa phương điều trị. Như vậy, về lâu dài, hệ thống y tế sẽ phát triển đồng bộ.
Từ 26-30/8, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần Hà Tĩnh phối hợp với Viện Sức khoẻ tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai tổ chức cập nhật kiến thức về rối loại phổ tự kỷ trẻ em cho các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ tâm lý tại các bệnh viện ở Hà Tĩnh.
Thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập, Sở Y tế Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở y tế vi phạm.
Trung tâm Y tế huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa triển khai thành công kỹ thuật tán sỏi ngược dòng bằng laze, góp phần giúp người dân được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại địa phương.
Với đặc thù có đường biên giới dài và có các cảng, cửa khẩu quốc tế nên theo nhận định từ ngành y tế, Hà Tĩnh là địa bàn có nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập.
Để nâng cao hiệu quả việc phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Phòng khám Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).
Các cơ sở y tế rà soát, cập nhật kế hoạch, kịch bản phòng, chống theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí...
Việc quản lý, kiểm soát mua bán, giám sát chất lượng thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ qua mạng, trong đó có hàng "xách tay" rất khó khăn. Mặt khác, do lợi nhuận, nhiều đối tượng bất chấp pháp luật sản xuất, nhập khẩu sản phẩm không bảo đảm, làm hàng giả, quảng cáo lừa dối...
Phòng khám Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh luôn nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Kể từ thời điểm phát hiện ca mắc sốt xuất huyết đầu tiên hôm 21/7 đến nay, thôn 2 Hải Phong (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã ghi nhận 35 trường hợp mắc bệnh và nguy cơ rất dễ xảy ra bùng phát dịch diện rộng.
Đã gần 6 ngày không phát hiện ca bệnh mới nhưng ổ dịch sốt xuất huyết ở thôn 2 Hải Phong (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên không thể chủ quan, lơ là.
Bác sỹ Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh khuyến cáo, để hạn chế các di chứng, người bị tai biến mạch máu não cần đến cơ sở y tế điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.
Đây là lần thứ 2 Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức khen thưởng cho 9 thôn trên địa bàn vì có thành tích 2 năm liên tiếp không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Dù lực lượng y tế cơ sở nhanh chóng vào cuộc khoanh vùng, dập dịch, song đến nay, ổ dịch sốt xuất huyết ở thôn 2 Hải Phong, xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp.
Ngày 11/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát. Đến nay đã phát hiện 3 ca bệnh bao gồm một thai phụ, một em bé 10 tuổi và cụ bà 74 tuổi.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung thông tư ban hành danh mục thuốc được quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nhằm mở rộng phạm vi và đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh.
Mỗi năm, Hà Tĩnh có trên 2.000 lượt khám liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm bệnh để điều trị là giải pháp hết sức quan trọng.
Sở Y tế Hà Tĩnh đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập có hành vi vi phạm các quy định hiện hành.
Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh và Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận 2 bác sỹ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về thăm khám, điều trị cho người dân.
Vào thứ 3 và thứ 5 hằng tuần, các bác sỹ Trung tâm Y tế TP Hà Tĩnh sẽ về các trạm y tế để thăm khám, tư vấn các bệnh lý cho người dân và hỗ trợ nâng cao năng lực cho y tế cơ sở.