Tự làm bác sỹ

(Baohatinh.vn) - Không cần đi khám, không cần chẩn đoán, thậm chí không cần biết mình mắc bệnh gì - nhiều người ở Hà Tĩnh sẵn sàng tự khám bệnh rồi ra hiệu thuốc mua thuốc như một… bác sỹ thực thụ.

“Cảm cúm thôi mà, tự mua thuốc mà uống, cần gì đi khám…” - tôi đồ rằng, không ít người có suy nghĩ đó và hành động như thế.

Không cần đi khám, không cần chẩn đoán, thậm chí không cần biết rõ mình đang mắc bệnh gì - nhiều người sẵn sàng tự khám bệnh cho mình, rồi ra hiệu thuốc mua thuốc như một… bác sỹ thực thụ. Trong nhiều trường hợp, khi đến hiệu thuốc, với sự tư vấn của nhân viên nhà thuốc, thứ mà nhiều người mua lại không chỉ là mấy viên thuốc cảm đơn thuần mà còn có cả kháng sinh, thuốc bổ. Và họ hoàn toàn tin vào dược sỹ. Có thực tế như vậy là bởi có nhiều loại thuốc cảm không cần kê đơn, thậm chí những loại thuốc bắt buộc có đơn mới được bán thì khách hàng cũng dễ dàng mua được không cần đơn.

photo-1661081494381-16610814949352124378928.jpg
Trong nhiều trường hợp, khi đến hiệu thuốc, với sự tư vấn của nhân viên nhà thuốc, thứ mà nhiều người mua lại không chỉ là mấy viên thuốc cảm đơn thuần mà còn có cả kháng sinh, thuốc bổ. Ảnh Internet

Tôi cũng từng nhiều lần như vậy. Khi bản thân và những người trong gia đình mắc một số triệu chứng cảm, ho, sốt thì cho rằng đó là bệnh đơn giản, chỉ cần vài viên kháng sinh, thuốc hạ sốt là xong, đi khám vừa lôi thôi vừa tốn tiền. Tuy nhiên, cho đến khi người nhà bị zona thần kinh nặng do “tự làm bác sỹ” lúc bệnh khởi phát, tôi mới nhận thức được sai lầm của mình.

Có lần khác, được một người bạn “mách nước” uống một loại kháng sinh đặc trị khi bị mụn nhọt, tôi cũng tin tưởng và ra hiệu thuốc hỏi. May mắn, người dược sỹ đã ngăn tôi lại và cho hay, đó là loại kháng sinh thế hệ mới, hiệu quả thì hiệu quả thật nhưng sẽ hủy hoại hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Người dược sỹ còn nói với tôi rằng, tình trạng bệnh nhân kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng tại hầu hết các cơ sở y tế ở Việt Nam; trong khi các quốc gia phát triển còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.

duoc-si-va-nguoi-benh.jpg
Trong nhiều trường hợp, các dược sĩ cũng có những lời khuyên hữu ích cho người dân trong việc sử dụng thuốc. Ảnh: internet

Không chỉ tôi mà không ít người cũng đang có thói quen dùng kháng sinh vô tội vạ. Cứ sốt là cho rằng mình bị nhiễm khuẩn rồi tự đi mua thuốc uống. Hành động đó không chỉ vô hình trung làm mất đi chức năng miễn dịch của cơ thể mà trong nhiều trường hợp, cơ thể còn bị dị ứng dẫn đến những biến chứng khôn lường, thậm chí tử vong.

Thực tế cho thấy, việc tự làm bác sỹ vô cùng nguy hiểm. Trường hợp tử vong đáng tiếc ở phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh) vừa đây là lời cảnh tỉnh cho cả người dân lẫn các quầy thuốc lớn nhỏ cũng như các cơ quan chức năng. Dù biết cơ thể dị ứng, dù đã bị nhiều quầy thuốc từ chối bán, người bệnh vẫn quyết định nói dối nhân viên quầy thuốc khác để mua cho bằng được thuốc để uống. Cuối cùng dẫn đến tử vong ngay sau khi uống. Và, thực tế là hiện nay, nhiều người ngỡ mình hiểu cơ thể mình, “tự làm bác sỹ” trong một thời gian dài nên cơ thể tự sinh ra cơ chế miễn dịch với thuốc.

Đành rằng ở những vùng mà việc tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế, các hiệu thuốc là nơi gần nhất để người dân tìm đến khi đau ốm nhưng chính sự dễ dãi trong việc mua thuốc không đơn, cộng với tâm lý chủ quan đã khiến người dân dần rơi vào vòng xoáy “tự chữa - sai thuốc - biến chứng - hối hận”. Điều cần thay đổi không chỉ là chính sách quản lý việc bán thuốc mà trước hết là thay đổi từ nhận thức. Chúng ta không thể coi nhẹ sức khỏe của mình, càng không thể đánh cược mạng sống bằng những viên thuốc mua dễ dàng như mua kẹo.

Khi bị ốm, hãy đi khám. Khi cần thuốc, hãy có đơn. Đừng để thói quen “tự làm bác sỹ” khiến mình thành… bệnh nhân nặng, thậm chí vô phương cứu chữa.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.