Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay (26/3), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2016.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ sẽ nghe và thảo luận Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I/2016; Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015-2016; tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử; Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong quý I/2016, nhiệm vụ quý II/2016; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;…

Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I/2016 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày tại phiên họp cho biết trong 3 tháng đầu năm kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp, tạo điều kiện để thực hiện cải cách về sản phẩm, dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn cùng kỳ; xuất siêu bằng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tổng mức đầu tư toàn xã hội và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt khá cao. Hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tốt.

Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống của người dân, đặc biệt là người có công, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn… được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.

Tuy nhiên, tình hình quý I cũng cho thấy nền kinh tế nước ta đang gặp những khó khăn thách thức, trong đó có vấn đề tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng khu vực công nghiệp chậm lại. Tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất và đời sống nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn còn nhiều khó khăn.

Theo Nguyễn Hoàng/chinhphu.vn

Đọc thêm

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.
Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Dâng hương tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn bày tỏ lòng thành kính trước những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam, vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 12/5, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVIII. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì cuộc họp.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.