Bộ kimono bí ẩn thiêu rụi thành Tokyo cổ

Người ta cho rằng bộ kimono là lời nguyền khiến ba cô gái trẻ cùng chết một ngày và làm cho thành Tokyo cổ chìm trong biển lửa.

Đến Tokyo, một trong những câu chuyện du khách sẽ được nghe kể là về bộ kimono bí ẩn, khởi nguồn cho trận hỏa hoạn thiêu rụi thành phố khi xưa.

Edo là tên gọi cũ của thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày nay. Năm 1603, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền và bắt đầu xây dựng kinh tế, chính trị ở Edo, biến nơi đây trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngoài ra, Tokugawa cũng đã xây dựng cho mình một đội quân cứu hỏa được huấn luyện bài bản và trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy.

bo kimono bi an thieu rui thanh tokyo co

Thành Edo hay là Tokyo ngày nay. Ảnh: Metro.

Lâu đài Edo được đặt trên nền đất cao ở trung tâm thành phố, với nhiều vòng tròn chia thành các khu vực dành cho những người thuộc từng ngành nghề và tầng lớp xã hội sống tách biệt nhau. Cũng giống như các thành phố châu Á khác, thành Edo chủ yếu được xây dựng bằng gỗ, giấy gạo, và dùng than củi để sưới ấm.

Khi đó, thành phố được quy hoạch thô sơ, đường sá chật hẹp, quanh co và nhà cửa nằm san sát nhau. Đây chính là nguyên nhân khiến nơi này từng hứng chịu hơn 100 vụ cháy. Trong đó, trận cháy Meireki xảy ra ngày 2/3/1657 là trận cháy lịch sử, khởi nguồn từ một bộ kimono đầy bí ẩn.

bo kimono bi an thieu rui thanh tokyo co

Ba chủ nhân của bộ kimono đều chết cùng ngày một cách bí ẩn. Ảnh: Wiki Visually.

Tương truyền, bộ kimono Meireki (tên một loại kimono dành cho các cô gái độc thân trong những ngày lễ truyền thống ở Nhật) bị cho là lời nguyền khiến ba cô gái trẻ qua đời. Tất cả đều chết trước khi được mặc nó vào đúng ngày 16/1 trong ba năm Minh Lịch liên tiếp. Điều này khiến mọi người đều coi là điềm xấu. Vì vậy, một thầy tu đã quyết định giải lời nguyền bằng cách đốt bộ kimono này.

Bất ngờ, khi bộ kimono đang cháy thì một cơn gió mạnh từ phía tây bắc thổi qua khiến ngôi chùa bùng cháy dữ dội. Ngọn lửa sau đó nhanh chóng lan ra các khu vực lân cận do trận hạn hán năm trước khiến thành Edo khô cằn hơn. Vì vậy, đội quân cứu hỏa của Tokugawa Ieyasu cũng không thể khống chế được trận cháy.

Vào buổi tối thứ hai, gió đổi hướng đẩy ngọn lửa từ phía nam vào khu vực trung tâm thành phố, nuốt trọn gần như toàn bộ thành Edo. Cuối cùng, sau ba ngày, ngọn lửa dập tắt. Ước tính có tới 100.000 người chết, 60 - 70 % kinh thành bị thiêu rụi, trong đó có 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu. Thiệt hại lớn tới mức có thể so sánh với đại thảm họa động đất Kantō năm 1923 và vụ ném bom nguyên tử của Mỹ năm 1945 lên 2 thành phố lớn của Nhật trong thế chiến 2.

bo kimono bi an thieu rui thanh tokyo co

Trận cháy Meireki xảy ra đã thiêu rụi ¾ kinh thành Edo. Ảnh: Mheu.

Việc tái thiết Edo được tiến hành trong vòng hai năm dưới sự lãnh đạo của vị tướng Rōjū Matsudaira Nobutsuna. Đường phố được mở rộng hơn, một số quận, đặc biệt là khu vực trung tâm được sắp xếp, tổ chức lại nhằm khôi phục và thúc đẩy nền kinh tế. Ngoài ra, chính phủ cũng trợ cấp cho samurai và cả thường dân một phần kinh phí để xây dựng nhà cửa và ổn định lại cuộc sống. Đế chế của Tokugawa kéo dài đến năm 1867, khi thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo như ngày nay.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.